Học tập đạo đức HCM

Làng quê Hà Nội khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 08/08/2013 23:52
(VEN) - Những con đường liên thôn, liên xóm được trải nhựa, bê tông hóa sạch đẹp, nhà cao tầng mọc lên san sát và ngày càng nhiều hộ nông dân biết cách làm giàu từ chính đồng đất quê hương là những dấu ấn cho thấy bức tranh nông thôn Hà Nội đang khởi sắc từng ngày… Hà Nội đang là địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới (NTM) với 19 xã đạt và cơ bản đạt đủ 19/19 tiêu chí NTM.



Cuộc “lột xác” ngoạn mục

Gần 5 năm trước, xã Yên Trung, huyện Thạch Thất vẫn là xã nghèo được hưởng chính sách 135 của Thủ tướng Chính phủ. Toàn xã có 840 hộ mà tỷ lệ hộ nghèo đã chiếm trên 20%. Đường vào xã là đường đất, mùa mưa lầy lội, đi lại khó khăn. Đặc biệt là thôn Hương và thôn Hội, do không có điện nên quanh năm, tầm nhìn của người dân chỉ bó hẹp quanh “lũy tre làng”. Nhưng giờ đây, ở Yên Trung, 80% tuyến đường liên thôn đã được bê tông hóa, điện về đến từng hộ gia đình. Nhiều hộ đã biết đưa các cây, con có giá trị vào nuôi trồng để nâng cao hiệu quả sản xuất. Từ sản xuất 1 vụ lúa với diện tích 128 ha trước đây, người dân đã mạnh dạn chuyển sang cấy 2 vụ, năng suất đạt 56,7 tạ/ha, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo ở Yên Trung đã giảm xuống còn 4,8%.
Đến năm 2015, Hà Nội phấn đấu sẽ có trên 40% số xã đạt chuẩn NTM; tỷ lệ đường giao thông được bê tông hóa đạt 87%, trạm y tế xã được kiên cố hóa đạt khoảng 98% và 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia từ 50-55%; 100% dân số nông thôn được dùng nước sạch... Phấn đấu thu nhập bình quân của nông dân đạt 25 triệu đồng/người/năm.
Hay như huyện Ứng Hòa, sau nhiều năm quyết liệt trong dồn điền đổi thửa, ruộng đất ở các xã vùng trũng đã thành ô thửa lớn, những diện tích đất xấu, trũng trước đây để hoang hóa đều đã trở thành “đất vàng”. Nhờ đó mà hàng trăm hộ gia đình đã có việc làm ổn định từ sản xuất nông nghiệp thuần túy và làm giàu trên đồng đất quê hương. Trang trại rộng hơn 4 mẫu của gia đình anh Tạ Văn Thắng ở thôn Đống Long - xã Hòa Lâm, Ứng Hoà chính là ví dụ điển hình. Hiện trang trại của anh Thắng thường xuyên nuôi 300-400 con gà thương phẩm, hơn 1.000 vịt đẻ. Ạnh cũng đầu tư mua 2 lò ấp trứng gia cầm, bình quân mỗi lò cho ra 700 con/ngày. Với giá bán trung bình trên 9.000 đồng/con, mỗi năm doanh thu của gia đình anh đạt từ 1-1,5 tỷ đồng. Cộng với sản lượng mỗi năm trên 10 tấn cá, anh thu thêm được trên 500 triệu đồng/năm, trở thành một trong những hộ dân sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm nay của huyện Ứng Hòa. Tính thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác của toàn huyện Ứng Hoà năm 2010 đạt 105 triệu đồng/ha, năm 2012 đạt 139 triệu đồng/ha, dự kiến năm 2013 đạt 141 triệu đồng/ha. Thu nhập bình quân đầu người ở Ứng Hoà năm 2012 đạt 13 triệu đồng/người/năm trong khi năm 2008 mới chỉ đạt 8,7 triệu đồng/người...
Dồn lực xây dựng nông thôn mới
Phong trào xây dựng NTM trên địa bàn thủ đô được bắt đầu triển khai vào năm 2009 với xã điểm Thụy Hương, huyện Chương Mỹ do Trung ương làm điểm và nhanh chóng được nhân rộng. Theo báo cáo của TP.Hà Nội về xây dựng NTM, đến nay 100% số xã đã phê duyệt xong đề án và quy hoạch NTM. Hiện đã có 19 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí NTM, dự kiến đến hết năm 2013 sẽ có 48 xã đạt đủ 19 tiêu chí này. Cùng với 19 xã đã về đích, Hà Nội còn có 95/401 xã cơ bản đạt từ 14-18 tiêu chí; 158/401 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-13 tiêu chí; 113/401 xã đạt và cơ bản đạt từ 5-9 tiêu chí...
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 8,2 triệu đồng (năm 2008) lên 23,7 triệu đồng/năm (tháng 6/2013); tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 1,5%, đến nay còn 59.000 hộ nghèo (3,55%). Tỉ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt khoảng 42%. 100% trạm y tế xã có bác sỹ, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao. Trên 95% số xã và 30% số thôn có máy tính kết nối Internet...
Có được kết quả như vậy là do trong suốt thời gian qua thành phố đã tăng cường đầu tư với tổng số vốn lên tới 60.304 tỷ đồng để triển khai các dự án xây dựng cơ bản khu vực nông thôn, trong đó riêng vốn ngân sách thành phố là 50.074 tỷ đồng (chiếm 83%). Như vậy, bình quân ngân sách thành phố đã đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn tới 10.050,7 tỷ đồng/năm./.
Quỳnh Nga
Theo ven.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập302
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại831,686
  • Tổng lượt truy cập92,005,415
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây