Từ đây, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng, và ông Phan Văn Sửu (SN 1961) ở thôn 11 là một trong những điển hình.
Tuyến đường ông Sửu cho dân mượn tiền để làm |
Trước đây, tuyến đường dài 1km trước nhà ông Sửu xuống cấp nghiêm trọng, nhất là vào những ngày mưa, nhiều người đã bị té ngã… Ông Sửu đã vận động bà con cùng đóng góp kinh phí làm lại tuyến đường. Năm 2015, ông đã mạnh dạn đem ý tưởng ra bàn với bà con và chính quyền thì nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ.
Tuy nhiên do tuyến đường dài, số hộ gia đình sinh sống dọc hai bên không nhiều nên việc huy động đóng góp làm đường lúc đầu gặp khó khăn. Để tuyến đường nhanh chóng được khởi công, ông Sửu đã làm một việc khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, đó là cho những hộ có nhu cầu mượn tiền đóng góp nâng cấp, sửa chữa lại tuyến đường. Hiểu được mong muốn của ông, vợ và các con đều đồng tình. Và 90 triệu đồng đã được ông bỏ ra cho người dân vay không tính lãi.
Là một trong nhiều hộ được ông Sửu cho mượn tiền làm đường giao thông nông thôn, chị Nguyễn Thị Lê vui vẻ nói: “Khi bác Sửu đứng ra làm đường, hộ nào có thì đóng, chưa có thì bác cho mượn cuối năm sau khi thu hoạch nông sản trả lại bác. Năm đó, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, nên cũng phải vay tiền của bác. Năm nay thì gia đình thoát nghèo rồi…”.
Sau gần 20 ngày thi công, con đường đã đưa vào sử dụng, trị giá 99 triệu đồng, bình quân mỗi hộ đóng góp 3 triệu. Đặc biệt, trong quá trình thi công nhiều hộ còn tự nguyện hiến đất để uốn nắn con đường cho thẳng, đẹp. Nhờ vậy mà việc đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện hơn. Cảm mến việc làm của bác, nhiều người đã gọi con đường này là đường “ông Sửu”…
Cùng chúng tôi đi trên con đường “ông Sửu”, lão nông này vui vẻ nói: “Lúc đó mà bắt đóng góp ngay mỗi hộ 3 triệu đồng thì không biết bao giờ mới có thể làm được, nên mình phải huy động tiền nhà. Bàn với vợ, cho bà con mượn tiền, đến mùa cà phê họ sẽ trả. Ấy thế mà làm được vài ngày đã có người gửi lại tiền, đến nay họ đã trả hết rồi. Nghe nói tuyến đường sẽ được bê tông hóa, nếu địa phương chưa có tiền tôi sẵn sàng bỏ tiền ra làm, vừa ích nước, vùa lợi nhà, con cái đi lại cũng thoải mái hơn”.
Nói về việc làm của ông Phan Văn Sửu, ông Trần Trung Tính - trưởng thôn 11, xã Ea Kiết cho biết: “Gia đình ông Sửu có điều kiện nên đã rút tiền ngân hàng về cho dân vay để cùng đóng góp làm đường. Số tiền cho vay tuy chưa lớn nhưng không phải ai cũng làm được như ông. Đây là việc làm rất đáng quý, đáng trân trọng và xứng đáng được biểu dương khen ngợi”.
Được biết, từ năm 2012 đến nay ông Phan Văn Sửu còn cho các hộ dân trong thôn vay 80 triệu đồng không tính lãi để làm ăn. Nhờ đó, đã có 4 hộ vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định... Nhớ lại năm 1992, từ huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tỉnh vào Đăk Lăk lập nghiệp, tài sản của ông Sửu chỉ với 0,6ha đất nhưng với sự cần cù lao động, nay ông đã có 8ha đất trồng cà phê, xen tiêu, kết hợp với chăn nuôi bò (4 con), 12 con dê, hàng năm tổng thu nhập gần 1 tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí lãi 400 triệu đồng.
Theo: Trung Dũng/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;