Gần 4 năm Luật đất đai năm 2013 được tổ chức thi hành, công tác quản lý đất đai đã đạt được những hiệu quả nhất định. Bộ TN&MT đã kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình chuyển tiếp thi hành giữa Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013, không để ách tắc gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân.
Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ, tập trung xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, chỉ đạo kịp thời công tác lập, rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Đặc biệt là việc kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện để làm cơ sở cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai đã hạn chế được giao đất, cho thuê đất cho các chủ đầu tư không có năng lực, tránh được lãng phí trong việc sử dụng đất. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã có chuyển biến rõ rệt, hạn chế tối đa việc thu hồi đất “tùy tiện”, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất.
Cơ quan quản lý sẽ lấy ý kiến 5 nhóm vấn đề liên quan tới chính sách pháp luật về đất đai nhằm thảo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực tế
Tuy nhiên, Bộ TN&MT cũng đánh giá việc thi hành luật tại nhiều địa phương vẫn còn hạn chế. Cụ thể, như nguồn lực đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác, phát huy hiệu quả. Nhiều nơi, dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa vào sử dụng, chậm tiến độ, lãng phí, hiệu quả sử dụng thấp. Nhiều trường hợp định giá đất để tính thu nghĩa vụ chưa phù hợp, gây thất thoát ngân sách. Cơ chế tạo quỹ đất chưa được quan tâm thực hiện. Khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai vẫn chiếm tỷ lệ lơn hơn 70%. Điều này được xuất phát từ nguyên nhân do hệ thống pháp luật chưa thật hoàn thiện, vẫn còn chồng chéo, không thống nhất trong quy định của pháp luật liên quan như Luật Đầu tư, Luật Đất thầu còn một số nội dung không còn phù hợp với thực tiễn, và một số nội dung phát sinh mới mà pháp luật chưa có quy định điều chỉnh nên khó khăn cho khâu tổ chức thi hành.
Để giải quyết những khó khăn này, cơ quan quản lý sẽ tiến hành lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung 5 nhóm vấn đề liên quan tới chính sách về đất đai. Cụ thể, việc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất có rừng, giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và hình thức chỉ định, người sử dụng đất… để đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật nói chung, sự đồng bộ, thống nhất giữa Luật đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Lâm nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở.
Đối với nhóm vấn đề thứ hai liên quan tới việc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc chuyển dịch đất đai như thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tiếp cận đất đai để tổ chức sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
Ở nhóm vấn đề thứ ba về sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến chế độ quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nhằm tạo điều kiện tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp theo mô hình tập trung, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Cụ thể, sẽ tập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhận. Điều kiện nhận chuyển nhượng đất trồng lúa, các quy định để người sử dụng đất thực hiện các quyền một cách thuận lợi, tạo điều kiện để thị trường quyền sử dụng đất nói chung, thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp nói riêng phát triển.
Thứ tư, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến tài chính đất đai, giá đất nhằm một mặt giải quyết những ách tắc trong tổ chức thực hiện, khắc phục tình trạng lợi dụng trục lợi, tham nhũng từ đất đai để đảm bảo quyền lợi cho người dân, hạn chế tình trạng khiếu nại, khiếu kiện về đất đai.
Thứ năm, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến cơ chế giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhằm triệt để cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai./.
Theo Mạnh Tiến/kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã