Học tập đạo đức HCM

Liên kết - giải pháp để sống sót cho ngành chăn nuôi

Thứ sáu - 26/06/2015 23:21
Mặc dù bị đánh giá là ở “chiếu dưới” và có nguy cơ bị đè bẹp khi tham gia các hiệp định thương mại tự do như TPP, AEC, nhưng ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn không phải là hết cửa và vẫn còn cơ hội “sống sót” nếu được cải tổ và phát triển đúng hướng.

Trong bài viết này, NTNN giới thiệu tới bạn đọc câu chuyện “liên kết để sống sót” của Hợp tác xã Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (Củ Chi, TP.HCM). Thay vì đơn độc chăn nuôi nhỏ lẻ để mỏi mòn dần, một số nông dân ở Củ Chi đã vào hợp tác xã, cùng nhau tuân thủ chặt chẽ quy trình nuôi heo hiện đại, tự tin đủ sức hội nhập trước những “cơn sóng lớn” từ TPP hay AEC.

Tiên Phong hợp tác nuôi heo sạch

Những năm 2006 – 2007, việc nuôi heo ở Củ Chi ngày càng khó bởi dịch bệnh liên miên, giá cả bấp bênh trong khi mỗi hộ nuôi chỉ “loe ngoe” vài con heo thịt, tiền thu về không đủ trả nợ vật tư… Nhiều hộ chăn nuôi trong vùng tiến thoái lưỡng nan khi đã nhiều năm gắn bó với đàn heo mà vẫn không thoát được cảnh đời cơ cực.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát (thứ 3 từ trái sang) thăm trại chăn nuôi heo an toàn Gia Phát. Ảnh: T.H
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát (thứ 3 từ trái sang) thăm trại chăn nuôi heo an toàn Gia Phát. Ảnh: T.H
Dù “rầu thúi ruột” vì khó khăn chồng chất, ông Nguyễn Hữu Chí (ngụ ấp An Hòa, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM) quyết không bỏ cuộc mà tìm cách giải quyết từng vấn đề. Cùng thời điểm này, các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cũng tiến hành thực hiện các đề tài về sản xuất thịt heo sạch, chất lượng cao cho thị trường TP.HCM. Mừng như bắt được vàng vì có sự ủng hộ của cơ quan chức năng và nhà khoa học, ông Chí bắt tay ngay vào việc tái thiết hoạt động chăn nuôi heo. 

Năm 2007, HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong được thành lập, với 8 thành viên ban đầu, với mục tiêu là cùng tạo thành một chuỗi chăn nuôi an toàn, khép kín, từ con giống chất lượng cao đến cung cấp thức ăn, áp dụng quy trình chăn nuôi sạch… HTX có 2 trang trại chuyên sản xuất heo giống đảm bảo chất lượng để cung cấp cho các xã viên còn lại.

“Để giải quyết vấn đề nhỏ lẻ, năm ba bữa mới xuất chuồng một vài heo thịt, phải chịu cảnh bị ép giá, tôi kêu gọi mấy anh em chăn nuôi kha khá trong vùng, cùng hợp tác với nhau, tạo ra lượng sản phẩm lớn hơn” - ông Chí chia sẻ trong một lần tiếp Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát về thăm.

Ban đầu, nhiệm vụ của HTX là giám sát dịch bệnh trong các trang trại thành viên và các trại xung quanh của HTX nhằm hạn chế tình trạng dịch bệnh lây lan. Đồng thời, HTX cũng hướng dẫn xã viên nuôi đúng quy trình sản xuất heo sạch của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam chuyển giao.

Từ bỏ cách nuôi “cha truyền con nối”

Theo lời kể của ông Nguyễn Hữu Chí, hiện là Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong, những năm 2007 – 2008, thông tin về tình hình hội nhập chưa nhiều, những dự báo về cạnh tranh quốc tế cũng rất hiếm hoi. Tuy nhiên, nhìn thấy trước những điểm yếu của chăn nuôi nhỏ lẻ trong nước, sau khi thành lập HTX, ông Chí và các xã viên lần lượt thay đổi hình thức, quy mô chăn nuôi để đạt hiệu quả cao hơn.

Anh Nguyễn Tấn Luận- chủ trại heo Thống Nhất ở xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi, TP.HCM), một thành viên của HTX chia sẻ: Vào HTX rồi, chăn nuôi phải rất bài bản, từ khâu chuồng trại đến chăm sóc, phòng bệnh, thuốc men cho heo khi đau ốm… cũng phải tuân thủ theo quy đình đã được hướng dẫn.

Chuồng trại phải được xây dựng theo kiểu bán công nghiệp hoặc công nghiệp, có hầm biogas xử lý chất thải, vấn đề vệ sinh chuồng trại, vệ sinh môi trường được đặt lên hàng đầu. Các chuồng nuôi heo nái, heo có bầu, heo đẻ, heo cai sữa và chuồng nuôi heo thịt phải tách riêng ra từng khu vực, tiện việc chăm sóc, theo dõi sức khỏe đàn heo.

Anh Luận cũng cho rằng, đã phải mất một thời gian dài để anh bố trí, sắp xếp lại chuồng trại, xây dựng hố khử trùng, lối đi nội bộ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân và khách vào thăm trại… Việc chăn nuôi cũng chuyển từ quy trình truyền thống “cha truyền con nối” xưa nay sang việc áp dụng các kỹ thuật nuôi mới, tiến bộ hơn, an toàn tuyệt đối với dịch bệnh.

Xã viên Trần Quốc Thắng- chủ trại heo Gia Phát ở ấp 8, xã Tân Thạnh Đông (huyện Củ Chi, TP.HCM) thì tự tin rằng, việc hợp tác nuôi heo đã giúp anh và các xã viên hội tụ đủ các điều kiện để hội nhập quốc tế trong thời gian tới. “Mấy năm nay trại heo nuôi Gia Phát không lo dịch bệnh, chi phí sản xuất cũng giảm nhiều so với chăn nuôi thông thường. Điều quan trọng là chúng tôi chăn nuôi có bạn nên không sợ lẻ loi, đơn chiếc như xưa nữa” - anh Thắng tâm sự.

Còn theo chủ nhiệm Nguyễn Hữu Chí, sau khi đã giải quyết được các vấn đề cơ bản như quy mô đàn, kỹ thuật chăn nuôi để đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, hiện tại, cái khó của Tiên Phong là đầu ra vẫn chưa thật ổn định.

“Chúng tôi đã dày công tạo ra sản phẩm thịt sạch cho người tiêu dùng, hiện tại, HTX còn phải tiếp tục gõ cửa các hệ thống phân phối để tìm đầu ra ổn định cho xã viên. Đây là việc khó, nhưng tôi tin rồi cũng sẽ có cách giải quyết” - ông Chí tự tin.

 HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong hiện có 14 xã viên với đàn heo nái trên 3.000 con và 20.000 heo thịt. Đàn heo giống cụ kỵ gồm các giống Landrace, Yorkshire, Duroc… được HTX nhập từ Canada, Mỹ và Đài Loan. Hằng năm, HTX cung cấp ra thị trường khoảng 5.000 heo thịt và 6.000 heo giống hậu bị, phục vụ việc chăn nuôi của xã viên và cung cấp cho nông dân các tỉnh lân cận. Đây cũng là đơn vị chăn nuôi đầu tiên của cả nước được cấp chứng nhận VietGAHP. 
Theo: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập261
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm258
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại203,488
  • Tổng lượt truy cập92,581,152
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây