Học tập đạo đức HCM

Liên kết vùng: Cơ hội lớn cho đặc sản Việt

Chủ nhật - 29/11/2015 05:37
Mặc dù tiềm năng cũng như nhu cầu đối với các đặc sản vùng miền Việt Nam rất lớn, nhưng việc phát triển các sản phẩm này hiện còn nhiều hạn chế.

Tại Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm đặc sản vùng miền thông qua liên kết vùng” do Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương phối hợp UBND TP Hà Nội tổ chức mới đây, nhiều đại diện địa phương đều cho rằng, hầu hết địa phương của Việt Nam cũng có đặc sản, sản vật riêng, tuy nhiên việc quảng bá, tiêu thụ những đặc sản, sản vật này còn nhiều hạn chế.

Hiện mới chỉ có số ít đặc sản địa phương được đăng ký bảo hộ sản phẩm tập thể trong khi đây vốn là tiêu chí quan trọng để gia tăng nhận biết về sản phẩm tại các thị trường nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng, phân phối đặc sản vùng miền chưa chú trọng phát triển sản phẩm, thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm… dẫn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và các đặc sản còn thấp…

Cam Cao Phong đặc sản của tỉnh Hòa Bình

Đứng trên góc độ vĩ mô, theo ông Lê Bá Ngọc, Tổng Thư ký Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, việc cần làm hiện nay là cần có kế hoạch rõ ràng và dài hạn với mục tiêu cụ thể thay vì lập kế hoạch từng năm cho phát triển các đặc sản địa phương.

Muốn làm được điều đó, cần nâng cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất, cán bộ quản lý về quan điểm bảo tồn và phát triển hàng đặc sản. Quan trọng nhất là xác định quan điểm về chất lượng ngay từ đầu để xây dựng được bộ tiêu chuẩn chất lượng.

Cùng với đó, cần có các hội chợ đặc sản vùng miền ở quy mô địa phương, quy mô quốc gia và tiến đến hội chợ vùng miền quốc tế để tạo thêm cơ hội thị trường cho các sản phẩm đặc sản. Thiết lập và thúc đẩy hệ thống phân phối thông qua các trung tâm phân phối đặc sản vùng miền tại các thành phố lớn, các trung tâm du lịch... trên cơ sở liên kết các vùng miền.

Ông Tạ Văn Long, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Yên Bái chia sẻ, các sản phẩm đặc sản tiêu biểu của Yên Bái vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đã được tỉnh Yên Bái, các địa phương trong tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, song việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến đông đảo người tiêu thụ còn hạn chế, giá bán sản phẩm còn ở mức thấp so với thực tế.

Ông Tạ Văn Long mong muốn các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến các sản phẩm đặc sản của Yên Bái, tư vấn và hỗ trợ cho Yên Bái trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh Yên Bái sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác với các đơn vị, địa phương trong cả nước để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Yên Bái.

Hội chợ vùng miền quốc tế  tạo thêm cơ hội thị trường cho các sản phẩm đặc sản Việt (Ảnh minh họa)

Đề xuất cho giải pháp xúc tiến thương mại liên tỉnh hiệu quả, ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Le Invest (Holding) Coroperation nhận định, Nhà nước cần phải chủ trì chương trình truyền thông, quảng bá các thương hiệu đặc sản vùng miền; hỗ trợ kinh phí bằng nguồn ngân sách Nhà nước cho chương trình truyền thông; hỗ trợ pháp lý cho mô hình chợ đặc sản; kết nối với các địa phương để hình thành hệ thống cung ứng hàng hóa và phân phối, đảm bảo yêu cầu chất lượng và nguồn gốc; thành lập và chủ trì Ủy ban giám sát Chất lượng và Nguồn gốc; đóng dấu kiểm định hàng hóa.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, từ năm 2008, nước ta đã có trên 40 mặt hàng đạt tiêu chí chỉ dẫn địa lý quốc gia và trên 750 các mặt hàng đặc sản khác nhau. Thực tế, các mặt hàng đặc sản vùng miền đem lại thu nhập và việc làm cho trên 10 triệu lao động ở các vùng nông thôn của Việt Nam.

Trong tình hình Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với Cộng đồng Asean và thế giới, vấn đề liên kết vùng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các đặc sản vùng miền thực sự là một giải pháp thiết thực, hiệu quả

Hội chợ đặc sản vùng miền 2015 do UBND TP. Hà Nội tổ chức tại Khu đô thị Royal City, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội có quy mô hơn 200 gian hàng, thu hút 150 doanh nghiệp đến từ 40 tỉnh, thành phố. Hội chợ giới thiệu các sản phẩm đặc sản tiêu biểu của cả ba miền Bắc - Trung - Nam, kéo dài đến hết 1/12/2015.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập206
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm199
  • Hôm nay59,618
  • Tháng hiện tại59,618
  • Tổng lượt truy cập84,966,654
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây