Học tập đạo đức HCM

Long An: Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong canh tác lúa

Chủ nhật - 06/01/2013 06:54
Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nói chung và canh tác lúa nói riêng là tất yếu khách quan nhằm thay thế sức lao động của con người, góp phần tăng năng suất, đảm bảo chất lượng lúa gạo, giảm thất thoát trong, sau thu hoạch và tăng hiệu quả kinh tế.

Xuất phát từ thực tế nêu trên, trong thời gian, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Long An đã xây dựng, thực hiện nhiều chương trình dự án hỗ trợ các nhóm, câu lạc bộ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất.

 

Vừa qua, TTKN Long An tổ chức trình diễn cấy lúa bằng máy tại Trại Lúa Hòa Phú, xã Hòa Phú, huyện Châu Thành với sự tham quan học tập của hơn 50 đại biểu là nông dân và cán bộ kỹ thuật của huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai), nông dân thuộc các tổ sản xuất lúa giống của tỉnh Long An.

 

Tại buổi trình diễn, đại biểu đã được giới thiệu sơ lược quá trình hình thành và phát triển của TTKN tỉnh cũng như hệ thống Trại sản xuất giống cây trồng của đơn vị. Sau khi chứng kiến trình diễn cấy lúa bằng máy, các đại biểu đều có nhận định chung việc áp dụng máy cấy là rất cần thiết vì có thể giải quyết được vấn đề công lao động, cấy bằng máy nhanh hơn bằng tay, chi phí thấp hơn. Ước tính công cấy tay cho 1 ha (gồm 40 công lao động) dao động trên dưới khoảng 4.800.000 đồng, công cấy bằng máy ước tính chi phí trên 1 ha khoảng 2.000.000 đồng. 1 máy sẽ cấy 1 ha đất trong khoảng 4-5 giờ. Tuy nhiên, giá thành của máy cấy và hệ thống gieo mạ khay, khay gieo mạ là tương đối cao, khoảng trên 220 triệu đồng. Do đó, mấy cấy này chỉ thích hợp đầu tư vào các nhóm câu lạc bộ sản xuất lúa và máy cấy này thích hợp cho sản xuất lúa giống.

 

Trong sản xuất lúa giống, ngoài yêu cầu kỹ thuật canh tác thì cách gieo sạ cũng rất quan trọng và yêu cầu sạ hàng là tối thiếu đối với sản xuất giống xác nhận, cấy đối với sản xuất giống cấp nguyên chủng trở lên. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là công cấy lành nghề rất khan hiếm và giá thành lại cao, do đó áp dụng cơ giới hóa trong cấy lúa là rất cần thiết. Từ thực tế này, Trung tâm Khuyến nông đã đầu tư máy cấy, đưa vào thực nghiệm tại Trại Lúa Hòa Phú. Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục hỗ trợ, quảng bá và khuyến khích các cơ sở sản xuất giống áp dụng cấy lúa bằng máy nhằm tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất.

Theo khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập389
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại227,651
  • Tổng lượt truy cập90,291,044
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây