Học tập đạo đức HCM

Long An gặp khó về giao thông

Thứ ba - 22/07/2014 23:36
Ngày 22/7, tỉnh Long An tổ chức lễ công bố xã đạt chuẩn NTM đầu tiên - xã Dương Xuân Hội (huyện Châu Thành). Bảy xã đã đạt chuẩn tiếp theo dự kiến sẽ được công bố trong tháng 8.

Liệu mục tiêu 36/166 xã hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM trong năm 2015 có dễ dàng?

Về vấn đề nêu trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Chi cục trưởng Chi cục PTNT tỉnh Long An Nguyễn Trung Giang (ảnh), Phó Chánh văn phòng BCĐ xây dựng NTM Long An.

15-21-28_1

Gặp khó về GTNT

Thưa ông, sau 3 năm xây dựng NTM, theo ông tiêu chí nào khó thực hiện nhất?

Long An là tỉnh có diện tích ngập lũ lớn, với tổng diện tích đất tự nhiên là 450.000 ha, có 137 km đường biên giới với 20 xã biên giới. Đây là một trong những khó khăn lớn của tỉnh với 2/3 là vùng trũng thuộc Đồng Tháp Mười thường xuyên ngập lũ và ngập mặn (chiếm 2/3).

SX gặp nhiều khó khăn vì đất vừa nhiễm phèn, vừa nhiễm mặn lại vừa ngập lũ, lại thêm đất phù sa bạc màu khiến năng suất lúa thấp. Để vượt qua khó khăn của thiên nhiên, con người nơi đây đã tìm mọi cách, từ vượt lũ đến sống chung với lũ.

Mục tiêu đề ra, xây dựng công trình giao thông đạt chuẩn NTM là phải đủ để vượt lũ. Đây là một tiêu chí rất khó đạt với các xã vì đòi hỏi kinh phí đầu tư rất lớn.

Với những khó khăn như vậy, Long An đã có cách gì để hỗ trợ các xã thực hiện Chương trình xây dựng NTM?

Có thể nói công cuộc xây dựng NTM ở Long An không phải bắt đầu sau khi có Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mà tiến hành ngay từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX.

Sau giải phóng, đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn, trong khi đó toàn tỉnh có hơn 200.000 ha đất hoang hóa, với tổng diện tích ngập lũ chiếm gần 2/3 diện tích toàn tỉnh, Long An đã có nhiều chương trình tập trung đầu tư cho nông thôn.

Tính đến tháng 6/2014, toàn tỉnh Long An đã có 59,6% số xã đạt tiêu chí thu nhập (năm 2010 có 6% xã đạt); 78,3% số xã đạt tiêu chí hộ nghèo (năm 2010 có 45,7% xã); 48,8% số xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư (năm 2010 có 18,6% xã); 74,7% số xã đạt tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên (năm 2010 là 13% xã đạt).
 Có 8 xã đạt chuẩn NTM gồm các xã: Dương Xuân Hội, Bình Quới, Hoà Phú, Mỹ Yên, Tân Lân, Khánh Hưng, Mỹ Lệ, Hậu Thạnh Đông.

Rõ nét nhất là chương trình khai thác tổng hợp tiềm năng vùng Đồng Tháp Mười và Nghị quyết 18 về khai thác tiềm năng kinh tế vùng hạ gồm các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Kiết Tường, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, một phần Bến Lức và Thủ Thừa.

Sau đó là chương trình dân sinh vùng lũ, đã đầu tư không ít cơ sở hạ tầng cho các xã. Sau khi có Chương trình MTQG về xây dựng NTM, Đại hội IX của tỉnh đã ra nghị quyết cụ thể hóa bằng Chương trình số 10 về đầu tư xây dựng và phát triển NTM. Tỉnh cũng ban hành Quyết định 68/2012QĐ- UBND quy định mức hỗ trợ vốn ngân sách thực hiện Chương trình NTM…

Ngoài thuận lợi về hệ thống chính trị, Long An còn có thuận lợi là gần TP. HCM - thị trường lớn, nên SX hàng hóa có điều kiện thông thương.

Cuối năm 2013, toàn bộ 166 xã đã được phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng NTM; toàn tỉnh huy động hơn 11.000 tỷ đồng thực hiện xây dựng NTM, trong đó có 5.789 tỷ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước (chiếm 52,2%), vốn huy động nhân dân là 3.378 tỷ đồng (chiếm 30,5%).

Đừng để thành Nhà văn... khóa

Với đặc thù của tỉnh và thành quả đã đạt được, theo ông, việc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM có thật quá khó như một số xã phản ánh?

Bộ tiêu chí không sai, tuy nhiên phân chia từng giai đoạn thực hiện còn thiếu hợp lý; giai đoạn 2020- 2030 có lẽ là thấp nhưng hiện nay thì khá cao.

Ví dụ, phía Nam không có gì khó về đường liên trục huyện nhưng những con đường liên trục xã xây dựng trước khi có Quyết định 800 thì đường đã bê tông chỉ rộng 2 m, nay so với tiêu chí thiếu hẳn từ 1-1,5 m. Trước đây, quy hoạch của mình cũng kém nên nhiều xã không có sân vui chơi cho dân. Giá chương trình này có trước 10 năm thì đâu có tình trạng này.

15-21-28_ngy-227

Trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận xã NTM cho xã Dương Xuân Hội

Với đường trục ấp, khi đề ra chính sách Nhà nước và nhân dân cùng làm, dân không phản đối, tuy nhiên, dân đang khó khăn thì việc xây dựng NTM cứ… chờ, đời sống đã khó khăn càng khó khăn hơn. Theo tôi, với các địa phương này, có lẽ phải xem lại mức hỗ trợ mà điều chỉnh.

Hay có những tiêu chí sau có lẽ chúng ta cần xem xét giai đoạn nào thì phải là tiêu chí bắt buộc. Tiêu chí Nhà văn hóa để có khu vui chơi cho dân thì lại khó về quỹ đất. Trong khi đó, tiêu chí Nhà văn hóa ấp nhiều nơi cố gắng xây dựng nhưng khai thác hầu như không đáng kể. Hãy để dân tự quyết, để Nhà văn hóa không biến thành Nhà văn... khóa.

Bưu điện xã lập ra nhưng rồi cũng đóng cửa. Tương tự, trạm y tế xã yêu cầu phải có bác sĩ, có 10 phòng bệnh, 2 phòng chức năng, máy chẩn đoán hình ảnh, phòng thuốc Nam…

Một loạt vấn đề đặt ra, từ kinh phí đầu tư cùng khả năng mặt bằng cũng như vấn đề đào tạo con người đi kèm. Nhưng liệu bác sĩ xã có đáp ứng được việc chẩn đoán hình ảnh không, trong khi bác sĩ cấp huyện, tỉnh cũng vẫn bị dân kêu ca “cái gì cũng chữa, cái gì cũng… chết”.

Nên tập trung đầu tư bệnh viện khu vực để không lãng phí trang thiết bị và không lãng phí cán bộ. Còn trạm y tế xã thì nên xây dựng chế độ bác sĩ luân phiên. Vấn đề đầu tư mạng lưới điện và Internet cũng nên ưu tiên hỗ trợ đầu tư vì tương lai nông dân rất cần các hoạt động chuyển giao công nghệ.

Nhìn lại chặng đường thực hiện Chương trình NTM đã qua và sắp tới, ông trăn trở điều gì nhất?

Lộ trình xây dựng NTM đòi hỏi hết năm 2015 có 36 xã đạt chuẩn NTM, nay mới có 8 xã đạt, còn 24 xã trong vòng 1 năm nữa. Để hoàn thành 19 tiêu chí cho 24 xã này cần vốn đầu tư 250 tỷ đồng nhưng nay mới chỉ có hơn 80 tỷ đồng. Tức là chỉ đủ khả năng đầu tư cho 8 -10 xã.

Nếu xổ số kiến thiết vượt thu thì may ra năm 2015 đủ cho 20 xã. An sinh nông thôn là vấn đề phức tạp. Ô nhiễm môi trường tại các KCN không nhiều bằng nông thôn. Rác thải rải dọc đường, ngõ hẻm các khu dân cư. Tất nhiên phải kiên trì vận động, tuyên truyền giáo dục để bà con thay đổi thói quen phóng rác bừa bãi, và đó là việc lâu dài.

Việc quy hoạch xây dựng nghĩa trang cũng gặp khó với tập quán chôn người chết quanh nhà. Cần phải có văn bản cụ thể về vấn đề này mới mong có sự thay đổi.

Xin cám ơn ông
 

Phương Chi - Thanh Sa
Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập296
  • Hôm nay68,873
  • Tháng hiện tại804,983
  • Tổng lượt truy cập93,182,647
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây