Sản xuất ở quy mô lớn sẽ có điều kiện để áp dụng các công nghệ kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng cho sản phẩm. Ảnh VGP/Thanh Thủy. |
Ông Gabor Fluit, Chủ tịch FAASC cho rằng, trong thời gian qua Việt Nam đã có những đóng góp to lớn trong việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực của thế giới. Cụ thể là góp phần cung cấp lương thực, thực phẩm cho 90 triệu người Việt Nam cũng như hơn 6 tỉ người trên thế giới. Việt Nam hiện đang là nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê và là một trong những nước đứng đầu thế giới về cung cấp thủy hải sản. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua, ngành Nông nghiệp Việt Nam đang sản xuất với quy mô nhỏ, thiên về xuất khẩu sản phẩm thô, ít qua chế biến nên giá trị xuất khẩu chưa cao.
Chia sẻ tại Hội nghị, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hội Ca cao Việt Nam cho biết, mặc dù cà phê Việt Nam chiếm 15% thị phần sản lượng, 17% thị phần xuất khẩu thế giới (theo ICO), đóng góp 10% GDP của ngành nông nghiệp, nhưng giá trị gia tăng thu lại còn thấp so với nhiều nước.
Hiện nay, trong 620.000 ha diện tích trồng cà phê tại Việt Nam, có tới hơn 50% diện tích thuộc các hộ nông dân. Vì quy mô nhỏ nên khó có điều kiện áp dụng đồng loạt các kỹ thuật chăm sóc, trồng trọt, thu hoạch theo mô hình mới. Vì vậy, không chỉ chi phí cao, năng suất thấp mà chất lượng cà phê không đồng đều dẫn đến khó khăn trong quá trình phân loại, chế biến.
Do đó, ông Gabor Fluit cho rằng, để tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp từ đó phát triển nông nghiệp bền vững, trước tiên cần thay đổi tập quán sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất cũng như có những chính sách đầu tư thích đáng vào các dự án phát triển nông nghiệp theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng trưởng bền vững năng suất nông nghiệp và sản phẩm sẽ dịch chuyển theo tiêu chí hàm lượng dinh dưỡng ngày càng cao.
Mở rộng quy mô để nâng cao chất lượng
Theo ông Arie Veldhuizen, Tham tán Nông nghiệp, Đại sứ quán Hà Lan, khi sản xuất ở quy mô lớn sẽ có điều kiện để áp dụng cơ giới hóa nhằm giảm chi phí, nâng cao thu nhập cho người nông dân; có điều kiện để áp dụng các công nghệ kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng cho sản phẩm, từ đó đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, ATTP của thị trường thế giới và nâng cao giá trị của ngành nông nghiệp.
Ông Nguyễn Diệp Tuấn, Giám đốc Kỹ thuật công ty DKSH cho rằng, muốn giảm giá thành của các sản phẩm xuất khẩu trong ngành Nông nghiệp Việt Nam, cơ giới hóa là một trong những giải pháp hiệu quả mà ngành Nông nghiệp cần mở rộng.
Để thực hiện điều này, trước tiên cần phát triển các dự án chăn nuôi, trồng trọt với quy mô lớn, nhất là cần có các chính sách để giải quyết vấn đề diện tích manh mún, nhỏ lẻ tại miền Bắc và miền Trung. Đồng thời, chú trọng đào tạo, tuyên truyền cho bà con nông dân thay đổi dần tập quán sản xuất.
Cụ thể, mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn tại các vùng, địa phương để thuận lợi trong quá trình trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch vì áp dụng được công nghệ GPS. Riêng đối với chăn nuôi nếu xây dựng được vùng nguyên liệu với quy mô lớn sẽ đáp ứng nhu cầu thức ăn cho gia súc cũng như áp dụng được công nghệ mới trong chăm sóc để đảm bảo các yêu cầu về VSATTP của các thị trường xuất khẩu.
Ông Lưu Văn Tân, Giám đốc chương trình phát triển ngành sữa công ty Friesland Campina cho biết, hiện nay, Việt Nam có đàn bò sữa khoảng 160.000 con cho sản lượng sữa 420 triệu kg/năm. Tuy nhiên, lượng sữa này mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu sữa trong nước. Trở ngại lớn nhất để phát triển bò sữa ở Việt Nam hiện nay là 95% chăn nuôi với quy mô nhỏ về diện tích đất cũng như đầu tư nên không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như mở rộng quy mô tăng năng suất sữa.
Trong thời gian tới, dự án FFDOV do Chính phủ Hà Lan tài trợ sẽ hình thành và phát triển vùng chăn nuôi chuyên nghiệp, tăng sản lượng sữa trong nước, nâng cao chất lượng. Theo đó, mở rộng chăn nuôi chuyên nghiệp ở quy mô hộ gia đình; nâng cao chất lượng sản phẩm, ATVSTP. Cụ thể, xây dựng hệ thống thu mua sữa chuyên nghiệp, cùng với những chính sách khuyến nông của Chính phủ, địa phương và các doanh nghiệp.
Thanh Thủy
Nguồn: chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;