Học tập đạo đức HCM

Một HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả

Chủ nhật - 11/09/2016 00:58
HTX nông nghiệp Tín Phát (ấp Thành Tân, xã Kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) là một trong những HTX của tỉnh Sóc Trăng có sự phát triển ngoạn mục sau khi chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX 2012.

Mô hình ruộng lúa bờ hoa trên cánh đồng của thành viên HTX Tín Phát

Hiện nay, HTX có 39 thành viên, vốn lưu động là 1,4 tỷ đồng, hoạt động chính là sản xuất lúa chất lượng cao, lúa thơm; cung ứng lúa giống, vật tư nông nghiệp và tiêu thụ lúa cho cánh đồng lớn tại địa phương.

Trước khi chuyển đổi, hoạt động của HTX Tín Phát không có gì nổi bật. Hoạt động chính của HTX chỉ là tổ chức gieo sạ tập trung theo lịch thời vụ né rầy, tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình; chưa có các dịch vụ phục vụ cho sản xuất của thành viên. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn sau khi chuyển đổi, HTX đã “thay da, đổi thịt” từng ngày. Các dịch vụ đầu vào, đầu ra và dịch vụ phục vụ sản xuất được triển khai với quy mô ngày càng lớn và hiệu quả ngày càng cao.

Đối với dịch vụ đầu vào, HTX ký hợp đồng với Doanh nghiệp tư nhân Tấn Lợi cung ứng vật tư nông nghiệp kịp thời cho các thành viên trong HTX với chất lượng bảo đảm, giá rẻ hơn thị trường trung bình 3 - 5%. Doanh số cung ứng phân bón, thuốc BVTV đạt trung bình 7,5 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 255 triệu đồng/năm.

HTX Tín Phát chủ động tạo được nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ sản phẩm lúa thơm, lúa chất lượng cao của HTX với giá tốt nhất. Hàng năm, HTX ký kết hợp đồng tiêu thụ cho nông dân trong cánh đồng lớn với sản lượng bình quân 2.800 tấn lúa, trị giá 14,2 tỷ đồng. Điểm khác biệt so với bên ngoài là hợp đồng tiêu thụ lúa của HTX không bị “bẻ kèo”, không bị yêu sách, chèn ép khi giá lúa trên thị trường giảm.

Vì vậy, nông dân trong HTX rất an tâm sản xuất. Thành viên HTX Bùi Công Minh tâm sự: “Lúc còn làm ăn riêng lẻ chi phí cao, cái khó là đầu ra, mạnh ai nấy bán nên bị thương lái ép giá, từ ngày tham gia HTX, tạo điều kiện đầu ra, dịch vụ cắt cũng lo cho mình, từ đó chi phí xuống thấp, lợi nhuận tăng đáng kể”.

Hơn thế nữa, nhờ canh tác lúa thơm, lúa chất lượng cao, phẩm chất tốt, đồng đều nên giá bán lúa trong HTX luôn luôn cao hơn bên ngoài từ 500 - 700 đ/kg, tăng thêm lợi nhuận cho nông dân trong HTX từ 1,4 - 2 tỷ đồng/năm, từ đó giúp tăng thu nhập đáng kể cho thành viên.

Trong hợp đồng cung ứng phân bón hoặc tiêu thụ lúa cho nông dân, HTX đã đưa vào điều, khoản quy định việc bốc vác phải do đội bốc vác của HTX thực hiện; điều này đã tạo công ăn việc làm cho 35 lao động thời vụ trong HTX.

Bên cạnh đó, HTX có tổ dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ đắc lực cho thành viên HTX trong các khâu làm đất, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch lúa, giúp tăng năng suất và chất lượng lúa so với nông dân bên ngoài; hoạt động của tổ dịch vụ tạo việc làm cho 15 lao động thường xuyên và 45 lao động thời vụ. Các doanh nghiệp có mối quan hệ mua bán với HTX khi ký kết hợp đồng rất tin tưởng, an tâm do HTX luôn giữ uy tín về số lượng và chất lượng lúa theo hợp đồng, khâu bốc vác luôn kịp thời bất kể giờ giấc. Nhờ làm tốt các khâu dịch vụ, nên bình quân mỗi hộ được chia số tiền sử dụng dịch vụ của HTX bình quân 4,5 triệu đồng/thành viên/năm.

Thực hiện tốt các dịch vụ đầu vào, đầu ra và dịch vụ kỹ thuật HTX đã tạo ra chuỗi giá trị trong sản xuất lúa ở cánh đồng lớn có lợi cho thành viên trong HTX. Nhờ vậy, chi phí trung gian được giảm thiểu đến mức thấp nhất, tăng lợi nhuận cho các thành viên; đồng thời HTX cũng thực hiện tốt Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

Hoạt động của HTX trong thời gian qua đã “đơm bông, kết trái”, tạo ra “hoa thơm quả ngọt” cho thành viên của HTX và bà con nông dân trong cánh đồng lớn: năng suất lúa bình quân đạt 7 tấn/ha/vụ, lợi nhuận 60 - 70 triệu đồng/ha/năm. Qua đó, đời sống của người dân được cải thiện một cách bền vững, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét, đến nay tất cả thành viên của HTX đều ở mức khá, giàu, không còn hộ nghèo, cận nghèo.

Nông dân Đặng Văn Hơn, ấp Thành Tân xã Kế Thành, mong muốn: “Tôi làm ruộng được 15 công tầm lớn, thấy mấy anh trong HTX làm ruộng rất nhẹ lo, đỡ nhọc nhằn, lúa trúng, lời nhiều nên kỳ này tôi sẽ tự nguyện xin vào HTX để làm ăn có hiệu quả hơn”.


Cầu do HTX xây dựng

 

Thành viên giàu tạo ra HTX mạnh, Tín Phát ngày càng "ăn nên, làm ra" nên tích cực tham gia công tác xã hội. Bên cạnh việc khen thưởng cho thành viên có thành tích tiêu biểu trong sản xuất, hỗ trợ về tài chính cho các Tổ hợp tác mới thành lập ở Bưng Túc, Cây Sộp, Kinh Giữa 1, Ba Lăng; hàng năm HTX còn hỗ trợ 70 phần quà (trị giá 200 ngàn đồng/phần quà) cho các hộ nghèo, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong ấp Thành Tân và ủng hộ các cuộc vận động khác với giá trị hàng chục triệu đồng.

Trong hai năm 2015 - 2016, HTX đã đóng góp kinh phí xây dựng cầu, đường theo tiêu chí nông thôn mới tại địa phương, ủng hộ cho công tác xã hội tại địa phương tổng số tiền gần 100 triệu đồng, chưa kể đất đai và công lao động.

Chia sẻ kinh nghiệm thành công của HTX Tín Phát, giám đốc Nguyễn Văn Đậm "bật mí": Bên cạnh sự năng động, nhiệt tình của Ban giám đốc thì bí quyết cốt lõi nằm ngay trong tên gọi của HTX là nhờ có chữ Tín trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nên HTX thành công và phát triển. Ban giám đốc trân trọng chữ Tín với các đối tác và các thành viên trong HTX.

Trong HTX, mọi hoạt động đều công khai, công tâm, minh bạch (kể cả các khoản hoa hồng, chiết khấu đối tác tặng riêng Ban giám đốc đều công khai và nộp vào quỹ HTX) nên tất cả các thành viên đều tin tưởng vào sự điều hành của Ban giám đốc. Với đối tác bên ngoài, chữ Tín luôn được đặt lên hàng đầu nên việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa luôn thuận lợi và hiệu quả.

Thành quả của HTX đã được các cấp, các ngành ghi nhận và tuyên dương với cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua các HTX cụm các tỉnh Tây Nam sông Hậu năm 2015 do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trao tặng và nhiều bằng khen, giấy khen khác.

Trong thời gian tới, HTX Tín Phát mở rộng dịch vụ làm đất, sản xuất giống lúa và thu hoạch lúa; khai thác hiệu quả hơn tiềm năng của đất đai và phụ phẩm nông nghiệp (xen canh rau màu, trồng nấm các loại); tham gia tích cực trong triển khai dự án Chuyển đổi sản xuất bền vững nhằm giúp HTX phát triển nhanh và bền vững hơn.



Mô hình ruộng lúa bờ hoa trên cánh đồng của thành viên HTX Tín Phát

Hiện nay, HTX có 39 thành viên, vốn lưu động là 1,4 tỷ đồng, hoạt động chính là sản xuất lúa chất lượng cao, lúa thơm; cung ứng lúa giống, vật tư nông nghiệp và tiêu thụ lúa cho cánh đồng lớn tại địa phương.

Trước khi chuyển đổi, hoạt động của HTX Tín Phát không có gì nổi bật. Hoạt động chính của HTX chỉ là tổ chức gieo sạ tập trung theo lịch thời vụ né rầy, tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình; chưa có các dịch vụ phục vụ cho sản xuất của thành viên. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn sau khi chuyển đổi, HTX đã “thay da, đổi thịt” từng ngày. Các dịch vụ đầu vào, đầu ra và dịch vụ phục vụ sản xuất được triển khai với quy mô ngày càng lớn và hiệu quả ngày càng cao.

Đối với dịch vụ đầu vào, HTX ký hợp đồng với Doanh nghiệp tư nhân Tấn Lợi cung ứng vật tư nông nghiệp kịp thời cho các thành viên trong HTX với chất lượng bảo đảm, giá rẻ hơn thị trường trung bình 3 - 5%. Doanh số cung ứng phân bón, thuốc BVTV đạt trung bình 7,5 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 255 triệu đồng/năm.

HTX Tín Phát chủ động tạo được nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ sản phẩm lúa thơm, lúa chất lượng cao của HTX với giá tốt nhất. Hàng năm, HTX ký kết hợp đồng tiêu thụ cho nông dân trong cánh đồng lớn với sản lượng bình quân 2.800 tấn lúa, trị giá 14,2 tỷ đồng. Điểm khác biệt so với bên ngoài là hợp đồng tiêu thụ lúa của HTX không bị “bẻ kèo”, không bị yêu sách, chèn ép khi giá lúa trên thị trường giảm.

Vì vậy, nông dân trong HTX rất an tâm sản xuất. Thành viên HTX Bùi Công Minh tâm sự: “Lúc còn làm ăn riêng lẻ chi phí cao, cái khó là đầu ra, mạnh ai nấy bán nên bị thương lái ép giá, từ ngày tham gia HTX, tạo điều kiện đầu ra, dịch vụ cắt cũng lo cho mình, từ đó chi phí xuống thấp, lợi nhuận tăng đáng kể”.

Hơn thế nữa, nhờ canh tác lúa thơm, lúa chất lượng cao, phẩm chất tốt, đồng đều nên giá bán lúa trong HTX luôn luôn cao hơn bên ngoài từ 500 - 700 đ/kg, tăng thêm lợi nhuận cho nông dân trong HTX từ 1,4 - 2 tỷ đồng/năm, từ đó giúp tăng thu nhập đáng kể cho thành viên.

Trong hợp đồng cung ứng phân bón hoặc tiêu thụ lúa cho nông dân, HTX đã đưa vào điều, khoản quy định việc bốc vác phải do đội bốc vác của HTX thực hiện; điều này đã tạo công ăn việc làm cho 35 lao động thời vụ trong HTX.

Bên cạnh đó, HTX có tổ dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ đắc lực cho thành viên HTX trong các khâu làm đất, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch lúa, giúp tăng năng suất và chất lượng lúa so với nông dân bên ngoài; hoạt động của tổ dịch vụ tạo việc làm cho 15 lao động thường xuyên và 45 lao động thời vụ. Các doanh nghiệp có mối quan hệ mua bán với HTX khi ký kết hợp đồng rất tin tưởng, an tâm do HTX luôn giữ uy tín về số lượng và chất lượng lúa theo hợp đồng, khâu bốc vác luôn kịp thời bất kể giờ giấc. Nhờ làm tốt các khâu dịch vụ, nên bình quân mỗi hộ được chia số tiền sử dụng dịch vụ của HTX bình quân 4,5 triệu đồng/thành viên/năm.

Thực hiện tốt các dịch vụ đầu vào, đầu ra và dịch vụ kỹ thuật HTX đã tạo ra chuỗi giá trị trong sản xuất lúa ở cánh đồng lớn có lợi cho thành viên trong HTX. Nhờ vậy, chi phí trung gian được giảm thiểu đến mức thấp nhất, tăng lợi nhuận cho các thành viên; đồng thời HTX cũng thực hiện tốt Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

Hoạt động của HTX trong thời gian qua đã “đơm bông, kết trái”, tạo ra “hoa thơm quả ngọt” cho thành viên của HTX và bà con nông dân trong cánh đồng lớn: năng suất lúa bình quân đạt 7 tấn/ha/vụ, lợi nhuận 60 - 70 triệu đồng/ha/năm. Qua đó, đời sống của người dân được cải thiện một cách bền vững, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét, đến nay tất cả thành viên của HTX đều ở mức khá, giàu, không còn hộ nghèo, cận nghèo.

Nông dân Đặng Văn Hơn, ấp Thành Tân xã Kế Thành, mong muốn: “Tôi làm ruộng được 15 công tầm lớn, thấy mấy anh trong HTX làm ruộng rất nhẹ lo, đỡ nhọc nhằn, lúa trúng, lời nhiều nên kỳ này tôi sẽ tự nguyện xin vào HTX để làm ăn có hiệu quả hơn”.


Cầu do HTX xây dựng

 

Thành viên giàu tạo ra HTX mạnh, Tín Phát ngày càng "ăn nên, làm ra" nên tích cực tham gia công tác xã hội. Bên cạnh việc khen thưởng cho thành viên có thành tích tiêu biểu trong sản xuất, hỗ trợ về tài chính cho các Tổ hợp tác mới thành lập ở Bưng Túc, Cây Sộp, Kinh Giữa 1, Ba Lăng; hàng năm HTX còn hỗ trợ 70 phần quà (trị giá 200 ngàn đồng/phần quà) cho các hộ nghèo, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong ấp Thành Tân và ủng hộ các cuộc vận động khác với giá trị hàng chục triệu đồng.

Trong hai năm 2015 - 2016, HTX đã đóng góp kinh phí xây dựng cầu, đường theo tiêu chí nông thôn mới tại địa phương, ủng hộ cho công tác xã hội tại địa phương tổng số tiền gần 100 triệu đồng, chưa kể đất đai và công lao động.

Chia sẻ kinh nghiệm thành công của HTX Tín Phát, giám đốc Nguyễn Văn Đậm "bật mí": Bên cạnh sự năng động, nhiệt tình của Ban giám đốc thì bí quyết cốt lõi nằm ngay trong tên gọi của HTX là nhờ có chữ Tín trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nên HTX thành công và phát triển. Ban giám đốc trân trọng chữ Tín với các đối tác và các thành viên trong HTX.

Trong HTX, mọi hoạt động đều công khai, công tâm, minh bạch (kể cả các khoản hoa hồng, chiết khấu đối tác tặng riêng Ban giám đốc đều công khai và nộp vào quỹ HTX) nên tất cả các thành viên đều tin tưởng vào sự điều hành của Ban giám đốc. Với đối tác bên ngoài, chữ Tín luôn được đặt lên hàng đầu nên việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa luôn thuận lợi và hiệu quả.

Thành quả của HTX đã được các cấp, các ngành ghi nhận và tuyên dương với cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua các HTX cụm các tỉnh Tây Nam sông Hậu năm 2015 do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trao tặng và nhiều bằng khen, giấy khen khác.

Trong thời gian tới, HTX Tín Phát mở rộng dịch vụ làm đất, sản xuất giống lúa và thu hoạch lúa; khai thác hiệu quả hơn tiềm năng của đất đai và phụ phẩm nông nghiệp (xen canh rau màu, trồng nấm các loại); tham gia tích cực trong triển khai dự án Chuyển đổi sản xuất bền vững nhằm giúp HTX phát triển nhanh và bền vững hơn.

Theo Vũ Bá Quan/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập199
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm198
  • Hôm nay40,182
  • Tháng hiện tại1,046,012
  • Tổng lượt truy cập92,219,741
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây