Qua 4 năm (2011-2014) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, Trung ương và địa phương, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân,tại vùng đồng bằng sông Hồng, Chương trình đã đạt đựợc nhiều kết quả khả quan trên các lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Cụ thể , sau 4 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt các kết quả cơ bản sau:
(1)- Nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân được nâng cao, tạo thành phong trào sâu rộng, đều khắp trên cả nước mà từ trước đến nay chưa phong trào nào có được. Hầu hết các tỉnh trước đây chưa quan tâm đúng mức hoặc chưa có xã đạt chuẩn, đều đã tổ chức Hội nghị đánh giá nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục. Từ đó, tập trung chỉ đạo thực hiện những nội dung trọng điểm, bức xúc trên địa bàn và có nhiều cơ chế, chính sách linh hoạt để huy động nguồn lực thực hiện Chương trình. Nhờ đó, tốc độ đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới của các xã tăng lên rõ rệt.
(2)- Kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống người dân được các địa phương quan tâm xây dựng, nâng cấp; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới;
(3)- Sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã phát triển theo hướng tốt, đã có sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu , nhiều mô hình sản xuất hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp hiệu quả, tạo việc làm cho người dân nông thôn. Các hoạt động này đã góp phần làm cho thu nhập của dân cư nông thôn tăng nhanh hơn trước, đặc biệt ở các xã đạt chuẩn.Hiện nay, thu nhập của người dân nông thôn đạt bình quân 22,1 triệu đồng/người/năm, tăng 1,98 lần so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn 10,1%, giảm bình quân 2%/năm (2008-2014).
(4)- Hệ thống chính trị, tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn được đổi mới nội dung, phương thức họat động, nâng cao vai trò hạt nhân lãnh đạo. Đội ngũ cán bộ xã đã có bước trưởng thành nhanh; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở đạt chuẩn được quan tâm. Đến hết năm 2014 có 68,2% số xã đạt tiêu chí về hệ thống tổ chức chính trị xã hội, dự kiến đến hết năm 2015 đạt 79,5%.
(5)- Những kết quả tích cực của Chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần nâng cao niềm tin đối với Đảng, Nhà nước của người dân nói chung cũng như của người nông dân nói riêng. Chương trình cũng đã góp phần nâng cao tình yêu quê hương đất nước, động viên, khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp đỡ trong cộng đồng dân cư. Tiêu chí số 19 về an ninh tật tự xã hội là tiêu chí có nhiều xã đạt được nhất: 91,2%.
(6)- Những kết quả của xây dựng nông thôn mới đã chứng tỏ rằng chọn xã làm điểm dân cư để xây dựng mô hình nông thôn mới là quyết định đúng đắn. Chỉ có xã- đơn vị hành chính nhỏ nhất trong hệ thống hành chính quốc gia- mới có đủ khả năng huy động nhân tài, vật lực cùng các nguồn lực xã hội để xây dựng nông thôn mới. Hệ thống lớn hơn như huyện, tỉnh thì lại quá phức tạp. Hệ thống nhỏ hơn như thôn, làng, bản thì lại không có tư cách pháp nhân, không có hệ thống hành chính giúp việc và hệ thống tổ chức quần chúng đầy đủ để thực hiện.Tuy nhiên, khi thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới thì không nên coi mỗi xã như một ốc đảo mà phải gắn chặt, hài hòa với mạng lưới kinh tế-xã hội chung của huyện, tỉnh, vùng.
Những tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ kể trên, quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Hồng cũng đã bộc lộ những tồn tại cần khắc phục sau:
Một số đề xuất
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, nên rà soát lại các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Có thể thấy mỗi xã không nhất thiết phải có 1 trường học, 1 trạm cấp nước sạch, 1 khu xử lý rác, 1 trạm xá y tế...Mạng lưới giao thông,mạng lưới thủy lợi, mạng lưới cung cấp điện phải liên thông, thống nhất trong toàn vùng để đảm bảo đầu tư tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất.Tóm lại, cần tiến hành quy hoạch và xây dựng hạ tầng nông thôn theo nguyên tắc: Quy hoạch đồng bộ từ trên xuống, xây dựng từ xã lên.
-Về khoa học và công nghệ : Đảng và Nhà nước coi việc hỗ trợ cho nông dân và nông thôn thông qua các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng nông thôn mới. Ngày 5/12/2012 Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 27/QĐTTg, phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.Tuy nhiên Chương trình mới tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận và các chính sách, các giải pháp xây dựng nông thôn mới, trong đó có các mô hình ứng dụng đồng bộ, tổng hợp tiến bộ kỹ thuật nông ,lâm . thủy sản trong xây dựng nông thôn mới.Mặt khác, việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa được coi là một chỉ tiêu bắt buộc trong xây dựng nông thôn mới.Những sáng kiến của nông dân, của doanh nghiệp vẫn chưa được coi trọng, chưa có cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể.Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề nghị cần bổ xung việc ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học công nghệ trong việc hình thành đồng bộ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thành một chỉ tiêu bắt buộc trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, chính phủ cũng cần nghiên cứu để sớm ban hành cơ chế hỗ trợ các sáng kiến của nông dân, của doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới.
Trong thời gian qua, trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến thị trường ta chỉ chú ý đến khâu sản xuất: chọn giống tốt, năng xuất cao mà quên mất khâu quyết định là thị trường. Khi tìm được thị trường, ta cần tìm hiểu nhu cầu thị trường. Trên cơ sở đó huy động các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học, các doanh nghiệp đầu tư, tìm các giải pháp sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến và phân phối hợp lý để đáp ứng nhu cầu thị trường. Phải phấn đấu theo nguyên tắc bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có. Nhà nước cần hỗ trợ cho người nông dân khâu này. Chúng ta cần phân tích sâu bài học “ vải thiều” của các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương.
-Về giáo dục và đào tạo : Tại Hội thảo quốc tế do Trung tâm phân tích và dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực tổ chức ngày 6/11/2014 tại Hà Nội, TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến, Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhận xét rằng: cho đến nay, trong phát triển giáo dục nước ta không có một tư duy mang tính định hướng cụ thể trong phát triển giáo dục nông thôn, vì vậy, nhất thiết phải có tư duy mới về vấn đề này, đó là tư duy trong đó giáo dục khu vực nông thôn phải có một định hướng cụ thể về mục tiêu, sứ mệnh là đóng góp thiết thực vào sự phát triển và thịnh vượng ở nông thôn.Chia sẻ với những nhận xét của TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến, nhóm nghiên cứu cho rằng giáo dục ở vùng nông thôn vẫn cần bảo đảm sự thống nhất chung trong hệ thống giáo dục của cả nước nhưng đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần phải gắn với thực tiễn của địa phương và cần có sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước.Vì vậy , chúng tôi đề nghị cần rà soát, chỉnh sửa Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” do Thủ tương Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 cho khả thi và phù hợp với tình hình thực tiễn hơn.
Theo báo cáo tổng quan môi trường nông thôn năm 2014 do Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) công bố thì : Đồng bằng sông Hồng xảy ra nhiều vấn đề ô nhiễm nước mặt nhất do có sự tập trung của nhiều làng nghề, khu công nghiệp xen giữa các cụm dân cư. Trong môi trường nước dưới đất cũng đã ghi nhận tình trạng ô nhiễm vi sinh, kim loại nặng ở điểm có khu công nghiệp, làng nghề do chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào đặc tính địa chất vùng chứa, sự thẩm thấu, rò rỉ nước bề mặt.
Thêm vào đó, rác thải sinh hoạt, chất thải do chăn nuôi, phế phẩm nông nghiệp,lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiều. Chính vì vậy, những năm gần đây, vấn nạn ô nhiễm môi trường nông thôn đang là mối quan tâm không chỉ của người dân nông thôn mà của toàn xã hội.Mặc dù vậy, đây là vấn đề khó và không có một giải pháp chung để giải quyết vấn đề này. Sau 4 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (2011-2014), chỉ có 27% số xã trên toàn quốc đạt được tiêu chí số 17 về Môi trường.
Từ thực tế nghiên cứu ứng dụng xây dựng mô hình sử lý rác thải cho xã Thụy An, Thái Thụy, Thái Bình nhóm nghiên cứu có một số đề xuất như sau:
Chương trình xây dựng nông thôn mới cho đến nay đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đặc biệt đã góp phần hình thành hệ thống hạ tầng thiết yếu, tạo nên một bộ mặt mới cho nông thôn. Tuy nhiên, như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, đây không thể coi là một phong trào mà là một chủ trương chiến lược mang tính lâu dài. Vì vậy,cần có một sách lược dài hơi sau khi chương trình xây dựng nông thôn mới kết thúc (2020). Theo chúng tôi, sách lược này nhằm vào 3 mục tiêu sau:
(1)- Nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân nông thôn;
(2)- Phát triển hạ tầng xanh;bảo vệ môi trường sinh thái; bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc;
(3)- Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở phát triển các sản phẩm đặc trưng (đặc sản), thế mạnh của từng vùng, miền.
Theo: tamnhin.net
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;