Học tập đạo đức HCM

Muốn công nghiệp hóa đất nước phải hiện đại hóa được nông thôn

Thứ sáu - 16/05/2014 23:06
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định như vậy trong phát biểu chỉ đạo của mình tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM diễn ra hôm nay ở Hà Nội.
Muốn công nghiệp hóa đất nước phải hiện đại hóa được nông thôn
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

* Thủ tướng sẽ thưởng cho công trình SX được giống tôm  hùm 

Mở đầu bài phát biểu của mình, Thủ tướng tiếp tục nhấn mạnh, chủ trương xây dựng NTM là hết sức đúng đắn, hợp lòng dân, được nông dân đồng tình ủng hộ. Một chủ trương mà trong nghị quyết sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết 26 về “tam nông” của Trung ương đã xác định xây dựng NTM là chủ trương xuyên suốt, lâu dài, có tác động tích cực và phát huy hiệu quả

40% số xã đạt chuẩn NTM vào 2020 là rất khó

Thủ tướng yêu cầu các cấp ủy, chính quyền phải thực sự coi trọng vai trò chủ thể, trung tâm của chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn chính là người nông dân trong. “Xác định rõ như vậy để chúng ta có được kế hoạch đầu tư đúng đắn và thể hiện được trách nhiệm với nhân dân” – Thủ tướng lưu ý. 

Từ bình quân một xã đạt 4,7 tiêu chí thì qua 3 năm đạt 8,6 tiêu chí/xã. Trong đó nổi lên thu nhập bà con nông dân tăng gấp 2 lần. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển; ổn định an ninh lương thực trong nước và góp phần ổn định lương thực thế giới khi mà XK gạo đứng thứ 2 thế giới, tiêu là đứng đầu thế giới, thủy sản đứng thứ 4 thế giới.

Theo Thủ tướng, thành quả xây dựng NTM trong 3 năm qua nổi lên chính là nhận thức về chương trình này của toàn Đảng, toàn dân được nâng lên rất rõ nét. Các cơ chế chính sách được ban hành cơ bản phù hợp. Bộ máy tổ chức từ trung ương đến địa phương đồng bộ, phát huy tác dụng. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, sản xuất ở nông thôn có nhiều tiến bộ. Công tác XĐGN đạt được thành tựu đáng mừng (mỗi năm giảm được 2% số hộ nghèo), đời sồng nhân dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn khởi sắc.

Nguồn lực đầu tư cho nông thôn ngày càng được tăng lên. Công tác giám sát trong những việc làm NTM được coi trọng. Quyền làm chủ và vai trò làm chủ của nhân dân được nâng lên. An ninh trật tự trong nông thôn được chú ý.

Đề cập đến một số hạn chế, Thủ tướng cho rằng: Nhận thức về ý nghĩa của xây dựng NTM ở một bộ phận cán bộ, nhân dân còn chưa sâu, chưa xác đáng. Cơ chế chính sách đặt ra có điểm chưa sát với thực tế. Một số quy định, hướng dẫn và điều chỉnh còn chưa kịp thời. Chẳng hạn như quy định nghĩa trang, chợ nông thôn… như phản ánh của cơ sở là còn bất cập. Cái này cần sớm điều chỉnh. Việc chỉ đạo, tổng kết, nhân rộng mô hình vẫn có nơi làm chưa tốt. Cần phải có mô hình cụ thể, chỉ đạo quyết liệt, tổng kết rút kinh nghiệm để làm tốt hơn.

Đề cập đến chỉ tiêu đặt ra đến 2015 phải đạt được 20% số xã NTM và 2020 có 40% số xã đạt NTM, theo Thủ tướng là rất khó. Thủ tướng cho rằng, cần phải nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân phải rất lớn.

Cần đưa KHCN vào SXNN mạnh hơn nữa

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, mục tiêu đặt ra đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Muốn vậy thì  trước hết phải CNH nông nghiệp và HĐH nông thôn. Nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân. Cũng là mục tiêu để chúng ta phát triển bền vững đất nước, làm nền tảng phát triển bền vững cho cả nền kinh tế của chúng ta.

“Chúng ta nói Việt Nam tiến tới CNH – HĐH đất nước mà trong khi CNH nông nghiệp, HĐH nông thôn chưa làm được bài bản, kết quả chưa cao thì mục tiêu này làm sao đạt được” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và các địa phương cần  tiếp tục đưa KHCN vào phát triển SXNN một cách mạnh mẽ hơn nữa để tăng sức cạnh tranh, tăng hiệu quả. Vì như thế mới tăng thu nhập được. NTM phải sản xuất có hiệu quả. “Đất đai không có nhiều nữa nên không còn giải pháp nào khác là phải đưa KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, trong SXNN phải coi trọng giống cây, giống con. Đặc biệt là giống lúa. Ở miền Bắc, lúa lai chúng ta mới sản xuất được 26%. Như thế là chưa nhiều. Có nhiều giống tốt thì năng suất sẽ cao, giá thành sẽ lớn, người dân vui” – Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng cho rằng, ngoài công tác giống ra thì phải chú ý đến quy trình kỹ thuật canh tác. “Chúng ta là quốc gia nhiều nước mùa mưa lũ thôi chứ bình thường thì không nhiều, hạn hán, thiếu nước. Phải có kỹ thuật tốt, tiến tới làm mạnh công nghệ tưới nhỏ giọt như thế nào để vừa tiết kiệm được cả phân, và nước nhưng rất hiệu quả. Tôi qua Lào thấy Cty Hoàng Anh Gia Lai làm công nghệ tưới nước nhỏ giọt ở mía rất hay và hiệu quả. Cái này liệu có nhân rộng được không” – Thủ tướng đặt câu hỏi.

Thủ tướng nhấn mạnh, bây giờ chúng ta hội nhập sâu rộng rồi, có điều kiện tiếp cận tốt thì phải làm mạnh. “Tôi thấy người nuôi tôm hùm ngụp lặn xuống biển để kiếm tìm từng con giống tốt để về nuôi. Vậy thì các nhà khoa học tài giỏi đang ở đâu, ra tay giúp nông dân đi. Ai có thể nghiên cứu thành công để cho ra đời giống tôm hùm sinh đẻ có chất lượng tốt nhất cho nông dân. Tôi sẽ treo thưởng cho ai làm được việc này. Bao nhiêu tôi cũng sẽ thưởng” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi nhà khoa học ra sức giúp cho dân.

DN góp phần vào chuyển đổi cơ cấu

Thủ tướng yêu cầu các địa phương hình thành chuỗi liên kết từ giống, sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Những hình thức đó phải là sự liên kết mạnh mẽ giữa nông dân và DN. Hình thành chuỗi như thế thì việc huy động vốn tín dụng cũng dễ hơn. Bởi đây là lợi ích của người nông dân, mong các đồng chí chú ý, quan tâm sâu sắc cho.

“Chúng ta cần tiếp tục có chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông thôn. Để chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông thôn không còn cách nào khác chính là DN. DN đầu tư vào để sản xuất giống, để thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ, làm công nghiệp dịch vụ, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Chính phủ mong muốn các địa phương khuyến khích DN đầu tư vào nông thôn để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho con em lao động nông thôn. DN đầu tư họ cần mặt bằng tốt, chính sách thuế hợp lý, môi trường đầu tư thoáng sẽ khuyến khích được DN họ về. Cái này các địa phương cần năng động, sáng tạo.

Về sử dụng nguồn vốn, Thủ tướng yêu cầu các địa phương thực hiện việc lồng ghép vốn trong các chương trình. Các địa phương cần linh hoạt, tính toán để có kế hoạch sử dụng đồng vốn thực sự hiệu quả. Chẳng hạn tính toán như thế nào để thấy sự cần thiết hay không trong việc đầu tư chợ, nghĩa trang như một số kiến nghị ở các địa phương. Xét thấy không cần thiết thì thôi, chứ xây chợ mà dân không đến họp thì xây làm gì?

Huy động các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng. Trước hết là giao thông. Vùng sâu, vùng xa phải có đường ô tô đi đến được trung tâm xã. Tiếp đó là thủy lợi (tưới, tiêu), phải coi trọng cái này để đảm bảo tốt cho sản xuất. Cùng với đó là điện. Đây được coi là thành quả rất lớn của chúng ta. Có 98% người dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia. Vấn đề lúc này là phải đưa được điện vào sản xuất cho khu vực nông thôn để các DN mạnh dạn đầu tư; để nông dân dùng cho việc cơ giới hóa.

Thủ tướng giao Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM sớm dự thảo Chỉ thị sau hội nghị này để Chính phủ ban hành nhằm tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động và việc làm tích cực hơn nữa đáp ứng tốt nhất công cuộc xây dựng NTM.

Cuối bài phát biểu của mình, Thủ tướng đã thông tin đến với hội nghị về một số diễn biến mới nhất xung quanh việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép thuộc chủ quyền Việt Nam. Thủ tướng kêu gọi nhân dân đoàn kết bên Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng nhau đấu tranh vì hòa bình, ổn định, tích cực lao động, sản xuất để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Kiên quyết đấu tranh mọi âm mưu xâm lược chủ quyền biển đảo, đồng thời xử lý nghiêm minh các biểu hiện gây rối, kích động như một số vụ việc xảy ra thời gian qua ở Bình Dương, Hà Tĩnh.  

VĂN HÙNG – NGUYÊN HUÂN – MINH PHÚC
Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập238
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại874,540
  • Tổng lượt truy cập92,048,269
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây