Học tập đạo đức HCM

Mỹ Thủy đã hồi sinh

Thứ hai - 05/01/2015 22:24
Sau 66 năm ngày xảy ra vụ thảm sát ở thôn Mỹ Thủy (xã Hải An, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) làm chết 526 người dân vô tội vào 2 ngày 19.3 và 8.4.1948, chúng tôi trở lại nơi được cho là vùng đất chết này để chứng kiến sự hồi sinh kỳ diệu...

Nỗi đau không thể nào quên

66 năm, hẳn đủ dài với mỗi đời người, nhưng với người dân thôn Mỹ Thủy dường như chưa đủ để quên đi ký ức đau thương trong vụ thảm sát Mỹ Thủy làm chết 526 thường dân vô tội năm 1948. Chúng tôi gặp ông Phan Trung Hiếu - nguyên là Trung đội trưởng dân quân du kích xã Hải An năm đó. Đôi tay gân guốc, run run gạt đi những giọt nước mắt hiếm hoi, người cựu binh năm nay 88 tuổi, tóc bạc phơ, bùi ngùi kể lại ký ức kinh hoàng.

 



Ông Phan Trung Hiếu thăm đền tưởng niệm 526 thường dân vô tội trong vụ thảm sát năm 1948. 
 
Năm 1946, với âm mưu quay trở lại xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã trắng trợn vi phạm Hiệp định sơ bộ được ký ngày 6.3.1946. Trước tình hình đó, tháng 6.1946, Chi bộ Đảng Tân - Thuận - Mỹ (gồm 3 thôn Tân An, Thuận Đầu và Mỹ Thủy của xã Hải An) được thành lập với nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang, thành lập trung đội, đại đội dân quân tự vệ, tập kết lương thực, chuẩn bị cho kháng chiến. Dưới sự chỉ huy của Trung đội trưởng Phan Trung Hiếu, quân dân du kích đã đánh thắng nhiều trận vang dội, tiêu diệt nhiều tay sai, ác ôn, đứng lên phá ấp, diệt tề.
 

Ngày đó các tuyến đường bộ đã bị địch chia cắt, Mỹ Thủy được chọn làm địa điểm đón nhận tập kết lương thực, vũ khí trên tuyến đường biển chi viện cho chiến trường Bình - Trị - Thiên. Cùng với đó, nhân dân vùng biển Mỹ Thủy cũng ngụy trang tàu đánh cá để vận chuyển lương thực, đạn dược chi viện cho cách mạng. Nắm được hoạt động của tuyến đường huyết mạch này, thực dân Pháp điên cuồng đàn áp với âm mưu dập tắt lòng yêu nước, tiêu diệt phong trào cách mạng của quân dân Quảng Trị.

Ngày 19.3.1948, địch huy động 1 đại đội bộ binh bao vây thôn Mỹ Thủy. Chỉ sau 1 giờ gây tội ác, quân đội Pháp đã giết chết 74 người dân Mỹ Thủy, trong đó phần lớn là người già, phụ nữ, trẻ em. Chưa đầy 20 ngày sau, ngày 8.4.1948, khi 2 tàu của Ban Kinh tài tỉnh Quảng Trị ngụy trang thành tàu đánh cá đang bốc dở muối, đường phân tán trong nhân dân để phục vụ kháng chiến thì bị máy bay địch phát hiện. 12 giờ trưa, chúng huy động 3 tiểu đoàn theo 2 hướng từ đồn Thanh Hương (Thừa Thiên - Huế) đánh ra và Hội Yên - Thi Ông (huyện Hải Lăng) đánh vào thôn Thuận Đầu, qua Tân An rồi cùng tiến về bao vây thôn Mỹ Thủy. Địch bắt bớ dân tập trung tại 4 nhà dân để tra khảo. Không ai hé miệng nửa lời, chúng điên cuồng dùng báng súng đánh vào đầu, thay nhau hãm hiếp, bắn giết, đốt phá. Sau chưa đầy 2 giờ đồng hồ, quân Pháp đã tàn sát 452 thường dân, thôn Mỹ Thủy hoang tàn, tang tóc, cát trắng nhuốm máu. Cả thôn chỉ sót lại một vài đứa trẻ và chưa đầy 20 người dân. “Cả gia đình, họ hàng nhà tôi cũng bị giặc giết đến 49 người” – ông Hiếu ứa nước mắt. Bà Phan Thị Tẩm kể lại: “Cả nhà tôi đều bị địch bắn chết, tôi trúng một viên đạn làm gãy tay, may mắn sống sót đến hôm nay”.

Tổng cộng trong 2 lần thảm sát, quân Pháp đã giết 526 thường dân vô tội gồm phụ nữ, trẻ em, người già. Đây là một trong những tội ác diệt chủng dã man nhất mà quân đội Pháp gây ra trên đất nước Việt Nam.

Hồi sinh vùng đất chết

Sau vụ thảm sát đẫm máu, Mỹ Thủy trở nên hoang tàn, đổ nát, tưởng chừng không gượng dậy được. Vậy nhưng, quân và dân Mỹ Thủy vẫn kiên trì chiến đấu, đi theo cách mạng. Và đến hôm nay, tại nơi xảy ra vụ thảm sát, dân làng Mỹ Thủy đã lập đền tưởng niệm 526 người thiệt mạng trong vụ thảm sát để hàng ngày hương khói, lấy ngày 8.4 hàng năm là ngày giỗ chung, làm lễ tưởng niệm cho 526 con người chết thảm. Đền tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Thủy được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào tháng 7.2001.

Giờ đây, Mỹ Thủy đã thay da đổi thịt, một sức sống mới đang bừng sáng trên vùng đất chết. Vùng biển hoang tàn năm xưa đã trở thành bãi tắm đẹp, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch mỗi năm. Đường làng ngõ xóm được đổ nhựa, bê tông hóa thẳng tắp. Những ngôi nhà khang trang nằm san sát thế chỗ cho những hố bom, hố đạn năm xưa.

Anh Võ Viết Chung - Bí thư Chi bộ thôn Mỹ Thủy cho biết, hiện nay thôn có hơn 40ha nuôi trồng thủy sản, trong đó khoảng 15ha nuôi tôm thẻ chân trắng đem lại thu nhập cao cho nông dân, như ông Nguyễn Đình Tâm có thu nhập 1 tỷ đồng mỗi năm, anh Phan Thanh Hòa thu nhập trên 700 triệu đồng mỗi năm… Chi hội Nông dân thôn Mỹ Thủy đã xây dựng thành công hợp tác xã sản xuất nước mắm với thương hiệu nước mắm Mỹ Thủy nổi tiếng khắp miền Trung. Ngoài ra, bà con còn sắm sửa tàu thuyền, máy móc hiện đại để phục vụ việc đánh bắt hải sản. Nhiều hộ gia đình trở nên khá giả, sắm được cả ô tô. Điều kiện học hành của con em cũng được nâng cao, trường lớp khang trang, cơ sở vật chất đảm bảo, năm nào trong thôn cũng có nhiều em đỗ đạt cao. Các mặt văn hóa, xã hội cũng dần khởi sắc. Năm 2012, thôn Mỹ Thủy vinh dự được công nhận làng văn hóa xuất sắc cấp huyện.

Một điều đáng mừng nữa là mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị đã cho quy hoạch để xây dựng cảng nước sâu Mỹ Thủy. Trong tương lai gần, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị trên tổng diện tích 450ha với số vốn đầu tư 2,26 tỷ USD hứa hẹn sẽ phát huy hết tiềm năng phát triển ở làng chài Mỹ Thủy này. 
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại200,720
  • Tổng lượt truy cập92,578,384
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây