Học tập đạo đức HCM

Năm 2018, doanh nghiệp cần đổi mới hướng kinh doanh để tiếp cận người tiêu dùng

Thứ ba - 30/01/2018 23:04
Trong năm 2018, để cạnh tranh với hàng ngoại và mở rộng thị phần, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cần đẩy mạnh marketing, tạo được niềm tin của người tiêu dùng về những sản phẩm mình sản xuất, phân phối trên thị trường.

Kênh bán lẻ truyền thống - hướng tiếp cận vẫn còn hiệu quả

Những năm gần đây với sự ra đời của hàng loạt các website thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi… việc mua sắm online đã không còn mấy xa lạ với người tiêu dùng (NTD) Việt, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ thuộc thế hệ 8x, 9x, 2000. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng, việc mua sắm tại các cửa hàng, đại lý vẫn còn hấp lực trong tương lai gần do những lợi thế riêng...

Thông tin từ cuộc điều tra hàng Việt Nam chất lượng cao 2018 (HVNCLC) của Hội Doanh nghiệp HVNCLC vừa công bố cho biết, các kênh bán lẻ truyền thống vẫn còn sức hút đối với NTD mặc dù sức mua có giảm và đã xuất hiện xu hướng chuyển dịch sang các kênh phân phối hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện ích/tiện lợi - 29%).

Ðặc biệt, cửa hàng chuyên hay cửa hàng tạp phẩm gia đình bán giá sỉ, cửa hàng đại lý (cao hơn tiệm tạp hoá) vẫn còn là ưu tiên trong lựa chọn của NTD (46%), do những lợi thế mà nó mang lại cho NTD như gần nhà, sản phẩm chất lượng, giá rẻ, và sự ân cần thân thiện của nhân viên/chủ cửa hiệu cùng sự thuận tiện trong lựa chọn. Ðiều này cho thấy vai trò của Trade Marketing trong xu thế phát triển hiện nay ngày càng trở nên quan trọng và các DN cần nắm bắt thế mạnh này để đưa sản phẩm đến với NTD.

Tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Cũng theo khảo sát Hội Doanh nghiệp HVNCLC, một trong những vấn đề nổi cộm gần đây là “niềm tin của NTD vào thương hiệu Việt” có phần bị lung lay. Nhiều DN Việt làm ăn không minh bạch và thiếu chân chính, đã gây ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt trong lòng NTD, như trường hợp một chiếc khăn hai nhãn mác của thương hiệu Khaisilk. Hay những thương hiệu Việt càng có uy tín trên thị trường lại phải đối diện với mức độ rủi ro nhiều hơn, bởi nạn hàng gian, hàng giả. Tất cả không còn chỉ là câu chuyện riêng lẻ của từng DN, từng vụ việc, mà đó còn là câu chuyện của các cơ quan quản lý, kiểm duyệt và của cả NTD. Niềm tin của NTD vào uy tín của hàng Việt bị xói mòn, sẽ càng tạo ra những “lỗ hổng” để DN ngoại chen chân vào.

Kết quả khảo sát HVNCLC 2018 còn cho thấy, sản phẩm trong nước dù còn chiếm ưu thế trên thị trường với tỷ lệ số đông NTD yêu thích và thường mua dùng (51% và 60%) nhưng tỷ lệ này đã giảm đáng kể (lần lượt giảm 27% và 32%) so với kết quả khảo sát năm 2017.

Trong khi đó, NTD lại đang có xu thế tin và chọn mua các sản phẩm ngoại có xuất xứ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Bên cạnh đó, sự thâu tóm hệ thống các kênh bán lẻ của DN ngoại cũng đang tạo lợi thế rất lớn đối cho những sản phẩm có xuất xứ từ các quốc gia thâu tóm. Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, bốn đại siêu thị được coi là lớn nhất Việt Nam là Mega Market (tên gọi cũ là Metro) với 19 siêu thị, B’smart có 75 cửa hàng tiện lợi (định hướng mở 3.000 cửa hàng), Big C có 32 siêu thị, Robinson với chuỗi siêu thị thuộc DN Thái Lan, chưa kể Central Group nắm 49% cổ phần hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim,… Nhật Bản có hệ thống đại siêu thị Aeon Mall, Saigon Centre, Family Mart, mới nhất là hệ thống 7-Eleven,… Hàn Quốc gắn liền với tên tuổi của Lotte, Emart, mới đây nhất là SG25… Không chỉ dừng lại ở việc thâu tóm không gian kết nối NTD với sản phẩm, các DN Thái, Nhật, Hàn còn chủ động thực hiện nhiều chương trình kích hoạt nhằm đánh động “xúc cảm” để thu hút và chinh phục NTD, cùng với đó là sự hỗ trợ cần thiết và hiệu quả từ phía các cơ quan hữu trách của họ. Có thể thấy, trong cuộc đua trên thị trường, sản phẩm của DN, quốc gia nào chinh phục được niềm tin của NTD, đang trở nên thắng thế.

Chính vì vậy, để hỗ trợ các DN, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN HVNCLC - cho biết, trong năm 2018 Hội sẽ có nhiều hoạt động cho DN như: vận hành cùng lúc 2 chương trình xúc tiến cho DN. Cả hai chương trình này đều thực hiện phương thức: huấn luyện, xây dựng bản lĩnh DN, kết nối để xúc tiến thương mại và xúc tiến đổi mới sáng tạo cho các DN nội địa. Đặc biệt Hội sẽ tập trung hơn cho công việc nghiên cứu kinh doanh và nghiên cứu thị trường để luôn làm giàu hệ thống dữ liệu là tài sản quí phục vụ doanh nghiệp thời kỳ 4.0, cũng là để tư vấn cho DN Việt nâng cao sức cạnh tranh qua chuỗi hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, kết nối công nghệ cao với các nhà sản xuất, phân phối.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập928
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại779,972
  • Tổng lượt truy cập93,157,636
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây