Học tập đạo đức HCM

Năm 2020 sẽ giảm thêm gần 93.000 ha đất trồng lúa

Thứ hai - 21/03/2016 10:45
Trong số 92.950 ha đất trồng lúa được điều chỉnh giảm chủ yếu thuộc khu vực đất thường xuyên bị hạn hán, nhiễm mặn, ngập lụt và đất bị thoái hóa.

Báo cáo trước Quốc hội khóa XIII, Kì họp thứ 11 về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết, đến năm 2020 diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.038.090 ha, tăng 306.330 ha so với Nghị quyết của Quốc hội.

Theo Nghị quyết của Quốc hội, từ năm 2010 - 2020, diện tích đất trồng lúa cho phép giảm là 307.750 ha (đất chuyên trồng lúa nước giảm 75.580 ha). Như vậy, giai đoạn 2016 - 2020 đất trồng lúa còn được phép giảm 218.310 ha (đất chuyên trồng lúa nước được phép giảm 53.470 ha).

“Trên cơ sở xem xét, cân đối kết quả thực hiện và đề xuất nhu cầu của các địa phương để nâng cao hiệu quả kinh tế, đời sống của người nông dân và an ninh lương thực quốc gia. Đồng thời, việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp và tăng hệ số sử dụng đất, đến năm 2020, đất trồng lúa cả nước có thể giảm xuống còn 3.760.390 ha (giảm 270.360 ha so với năm 2015) điều chỉnh giảm thêm 52.040 ha so với Nghị quyết của Quốc hội (3.812.000 ha); đất chuyên trồng lúa nước là 3.128.960 ha (giảm 146.420 ha so với năm 2015), điều chỉnh giảm thêm 92.950 ha so với Nghị quyết Quốc hội (3.222.000 ha)”, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nêu rõ.

Nam 2020 se giam them gan 93.000 ha dat trong lua - Anh 1

Đến năm 2020 diện tích đất chuyên trồng lúa nước của cả nước sẽ còn khoảng là 3.128.960 ha. (Ảnh minh họa: KT)

Lý giải về điều này, đại diện cơ quan Chính phủ cũng cho biết, việc giảm diện tích đất trồng lúa là để chuyển mục đích cho phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ, nhất là giao thông theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, đồng thời để các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai.

Theo đó, trong 3.760,39 nghìn ha đất trồng lúa, cho phép khoảng 400.000 ha được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng được bảo vệ, không làm mất các điều kiện phù hợp để khi cần thiết vẫn trồng lúa trở lại nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa.

Theo tính toán của Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, với 3.760.390 ha đất trồng lúa với hệ số sử dụng đất trồng lúa bình quân là 1,95 lần, diện tích gieo trồng lúa hàng năm vẫn đạt trên 7 triệu ha và với năng suất bình quân khoảng 60 tạ/ha/năm thì sản lượng lúa đạt 42 triệu tấn/năm, bình quân khoảng 420 kg/người/năm vẫn đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia.

Cơ bản thống nhất về Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tán thành với đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh diện tích đất trồng lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, đối với diện tích đất trồng lúa, theo quy hoạch được Quốc hội quyết định đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa là 3.812.430 ha, trong đó, đất chuyên trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên là 3.221.910 ha.

Ủy ban kinh tế của Quốc hội lưu ý đến đề nghị của Chính phủ về việc điều chỉnh đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa là 3.760.390 ha, giảm 52.040 ha, trong đó, đất chuyên trồng lúa nước giảm 92.950 ha. Trong số 3.760.390 ha được giữ lại, có khoảng 400.000 ha được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng khi cần thiết có thể quay lại trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng, hiện nay, nguồn cung gạo trong nước đang dư thừa, thị trường xuất khẩu gạo bị thu hẹp do một số quốc gia là bạn hàng truyền thống nhập khẩu gạo của Việt Nam dần tự chủ được sản xuất lương thực. Trong khi đó, diện tích đất trồng lúa mà Chính phủ đề nghị chuyển mục đích sử dụng chủ yếu là phục vụ nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp, đô thị, xây dựng nông thôn mới và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Ngoài ra, theo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, với diện tích điều chỉnh giảm 52.040 ha đất trồng lúa, trong đó đất chuyên trồng lúa nước giảm 92.950 ha là diện tích đất thường xuyên bị hạn hán, nhiễm mặn, ngập lụt và đất bị thoái hóa.

“Những diện tích đất này sản xuất lúa kém hiệu quả so với các cây trồng khác nhất là khi chuyển sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây lâu năm. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng giảm khoảng 19.000 ha tập trung tại các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên… Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền trung giảm khoảng 16.000 ha tập trung tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận... Vùng Đông Nam bộ giảm khoảng 21.000 ha tập trung tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương… Vùng ĐBSCL giảm khoảng 36.000 ha tập trung tại các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang…”, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu phân tích.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho biết, đối với diện tích 400.000 ha đất lúa sẽ được chuyển sang trồng các loại cây lương thực như ngô khoảng 150.000 ha, đậu tương, cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 80.000 ha, trồng rau, hoa, cây cảnh khoảng 110.000 ha và kết hợp nuôi trồng thủy sản khoảng 50.000 ha… tập trung tại khu vực ĐBSCL khoảng 200.000 ha, Vùng Đồng bằng sông Hồng khoảng 80.000 ha. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung khoảng 90.000 ha và vùng Đông Nam bộ khoảng 30.000 ha. Phần diện tích chuyển đổi phần lớn là diện tích thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn do chịu tác động của của biến đổi khí hậu, không thể tiếp tục trồng lúa hoặc trồng lúa hiệu quả thấp.

Ý kiến của Ủy ban Kinh tế của Quốc cũng cho rằng, với diện tích đất trồng lúa còn lại, khi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất, diện tích gieo trồng lúa dự kiến đạt trên 7 triệu ha, năng suất lúa bình quân hằng năm khoảng 60 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 42 triệu tấn/năm, với sản lượng này sẽ bảo đảm an ninh lương thực hiện tại, ngay cả khi dân số tăng và giữ ổn định ở mức 120 triệu dân trong tương lai./.

Nguyễn Quỳnh/VOV.VN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập572
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại793,348
  • Tổng lượt truy cập93,171,012
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây