Học tập đạo đức HCM

Nan giải chợ nông thôn mới

Thứ tư - 31/08/2016 22:46
Một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) là chợ, nhưng việc quy hoạch chợ nông thôn ở Bình Phước còn nhiều nan giải...
nan giai cho nong thon moi hinh anh 1

Từ nhiều năm nay, chợ tự phát là nơi mưu sinh của hàng trăm hộ nghèo

Ví dụ như: Chợ tự phát lấn át chợ mới, quỹ đất quy hoạch chợ không có, khó khăn trong xã hội hóa chợ…

Mới 6 giờ sáng, khu chợ tự phát ở thôn Phú Tân, xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, nằm cách UBND xã 50m đã náo nhiệt, nhiều gia đình gồm vợ chồng, con cái tất bật dọn hàng. Người đẩy xe, dọn bàn, người chải bạt, quét dọn, tiếng người rao bán, tiếng mặc cả, tiếng va quẹt xe, chửi thề, tiếng loa bán hàng dạo...

Chợ có gần 10 năm nay, và là nguồn thu nhập chủ lực của cả trăm hộ dân. Hầu hết họ từ miền Trung, miền Bắc di cư vào, không có vườn, rẫy nên phải mưu sinh buôn bán lặt vặt kiếm sống qua ngày.

Bà Nguyễn Thị Hoa (46 tuổi) ở thôn Phú Tân bán hàng bún nên thức dậy từ 3 giờ sáng. Trước đây bà bán để kiếm thu nhập thêm cho gia đình. Nhưng 5 năm trở lại đây, cao su rớt giá, điều mất mùa nên sạp bún của bà thành nguồn thu nhập chính của gia đình.

Cũng giống như bà Hoa, vợ chồng anh Lê Văn Thích (39 tuổi), quê Thái Bình, chuyên bán hàng rong. 3 năm nay, hàng ngày trên chiếc loa thùng có bánh xe đẩy, vợ anh đi bán dạo tăm bông, kem, bàn chải đánh răng…Chiếc loa thùng vặn hết âm lượng, vợ bán hàng, còn anh hát những bản nhạc mùi mẫn.

Rời chợ tự phát xã Phú Trung, đến một khu chợ tự phát khác ở xã Long Bình. Quy mô lớn hơn chợ Phú Trung, và cũng tấp nập hơn. Hàng hóa bày bán la liệt từ rau, dưa, cá, thịt; thực phẩm nấu chín như xôi bắp cho đến các vật phẩm thiết yếu khác. Cả đoạn đường đã bị “trưng dụng” làm chợ.

 nan giai cho nong thon moi hinh anh 2

 Việc mua bán diễn ra ngay dưới lòng đường

Do nằm trên đường lớn nên người kinh doanh phải thuê mặt bằng với giá từ 500.000 đồng đến 3 triệu đồng, tùy vị trí, sự quen biết. Ông Lê Văn Bảo (53 tuổi), thuê mặt bằng bán rau, thịt từ năm 1995, mặt bằng ông thuê chỉ vừa để 1 chiếc bàn gỗ nhỏ bày thịt heo, nhưng hàng tháng tiền thuê tới 1 triệu đồng.

Chỉ sang sạp bán rau, trái cây bên cạnh, dù chẳng lớn hơn nhưng giá tới 2 triệu đồng/tháng. Còn phía trước ông Bảo là bà Nguyễn Thị Thanh (46 tuổi), chuyên bán đậu hũ. Chỗ ngồi đặt vừa một chiếc ghế, trên là nia đậu nhưng giá 500 nghìn đồng.

Khi được hỏi bà Thanh không dám nhận, vì sợ những người “có quyền” không cho thuê nơi để bán nữa. Từ lúc chúng tôi đến cho đến khi về nia đậu của bà Thanh cũng chẳng vơi được là bao. Bàn tay chi chít những vết đứt, đen sạm, hằn lên sự vất vả.

Đề cập việc dẹp bỏ chợ tự phát, chính quyền kêu rất khó vì người buôn bán hầu hết là dân nghèo, khó vào một khu chợ lớn cách xa nơi ở khi phương tiện không có, vốn ít. Cho nên, họ tìm mọi cách bám chợ tự phát, đuổi bên này thì chạy bên kia, đuổi hôm nay mai lại đến.

Ông Nguyễn Quý Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Trung, cho biết, khó khăn lớn nhất trong việc xây dựng chợ hiện nay là quỹ đất của xã không còn. Huyện đã quy hoạch chợ 7ha bên khu B41 nhưng chưa có chủ trương giao đất.

 nan giai cho nong thon moi hinh anh 3

 Mỗi khi có xe tải chạy qua, người mua kẻ bán lại nháo nhào dọn hàng, nhường đường cho xe

Hiện khu vực trung tâm xã Phú Trung còn một khu đất hơn 6.000m2, trong đó có 2 khu nhà kiên cố, xây tường chắc chắn. Đây nguyên là trụ sở của Nông trường 11, Cty Cao su Phú Riềng. Sau khi sáp nhập vào Nông trường Nghĩa Trung, đất bỏ hoang từ hơn 10 năm nay nên tận dụng để làm chợ.

Còn xã Long Bình, theo bà Lê Thị Liên, Phó Bí thư Đảng ủy xã thì khó khăn nhất là việc giải tỏa đất của các hộ dân. Bên cạnh đó là kiếm nhà đầu tư xây dựng chợ. UBND xã đã thuê người thiết kế chợ, chuẩn bị để xây nhưng vẫn không thực hiện được. Việc xây chợ đúng tiêu chí NTM của xã Long Bình đang rất vướng.

“Huyện Phú Riềng có 4 xã Phú Riềng, Bù Nho, Long Tân, Long Hà, được nhà nước đầu tư xây dựng chợ loại 3. Ngoài 4 chợ chính trên, cả huyện có 6 điểm chợ tự phát. Long Bình, Phú Trung chưa nằm trong quy hoạch, huyện sẽ đầu tư xây dựng mới và quản lý chợ theo hình thức xã hội hóa”, ông Lê Văn Chung, Trưởng phòng cơ sở hạ tầng huyện Phú Riềng.

Theo Phúc Lập (Nông Nghiệp Việt Nam)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập865
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại763,205
  • Tổng lượt truy cập93,140,869
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây