Học tập đạo đức HCM

Nâng cao chất lượng sống của người nông dân: Nhân tố cốt lõi

Chủ nhật - 31/01/2016 21:58
Với 201/386 xã (chiếm 52%) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước trong thực hiện chương trình xây dựng NTM. Với vai trò là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã có nhiều đóng góp quan trọng vào thành công này.

Gỡ "nút thắt"

Dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) không phải là một tiêu chí trong xây dựng NTM nhưng lại tác động đến tất cả các tiêu chí khác, từ quy hoạch đến giao thông, thủy lợi nội đồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ giới hóa, đấu giá đất tạo nguồn lực xây dựng NTM... Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay, Hà Nội đã DĐĐT được hơn 76.000ha, đạt 100% kế hoạch. Đây là điều kiện thuận lợi để khu vực nông thôn ngày càng phát triển ổn định, đời sống vật chất của người dân ngày càng được nâng cao.

Kết quả trên đạt được là nhờ sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, trong đó không thể không nhắc đến đóng góp quan trọng của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội. Ông Lê Thiết Cương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Những ngày đầu triển khai nhiệm vụ, hầu hết địa phương đều lúng túng. Không ít nơi xảy ra khiếu kiện phức tạp, thậm chí nông dân một số địa phương bỏ ruộng hoang như ở xã Tuyết Nghĩa (Quốc Oai). Chi cục Phát triển nông thôn đã phân công cán bộ trực tiếp xuống các "điểm nóng", cùng cán bộ cơ sở chỉ đạo thực hiện các bước theo đúng quy trình của thành phố... Với sự vào cuộc kịp thời đó, những vướng mắc ở xã Tuyết Nghĩa đã được tháo gỡ, hoàn thành DĐĐT trong niềm phấn khởi của nhân dân.

Nâng cao chất lượng sống của người nông dân: Nhân tố cốt lõi

Hà Nội đã đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, theo hướng công nghiệp hóa, mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: Bá Hoạt

Đáng chú ý, sau DĐĐT, Hà Nội đã đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hình thành nhiều cánh đồng lớn chuyên canh tập trung, mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố đạt trên 230 triệu đồng/ha. Kết quả DĐĐT cũng tạo điều kiện từng bước phân công lao động trong từng địa bàn, tạo việc làm cho khu vực nông thôn, đem lại sự phấn khởi cho bà con nông dân.

Xác định tăng thu nhập cho nông dân thông qua phát triển sản xuất là nhân tố cốt lõi trong xây dựng NTM, thời gian qua, chi cục đã xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ phát triển các tổ chức hợp tác trong nông nghiệp, các HTX, trang trại trên địa bàn. Đến nay, đã có hơn 840 cán bộ chủ chốt các HTX, 960 chủ trang trại và 70 cán bộ quản lý nhà nước về HTX được tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, cung cách quản lý mới và quản lý HTX theo Luật 2012…

Nhân rộng điển hình

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, với vai trò là Văn phòng Ban Chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã thực hiện tốt công tác tham mưu, kiểm tra, tổng hợp báo cáo, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn và thẩm định các xã đạt chuẩn NTM. Nét nổi bật là trong giai đoạn 2011-2014, Chi cục đã phối hợp với các sở, ngành tổ chức tập huấn công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng NTM, huy động nguồn lực, phương pháp tổ chức thực hiện cho trên 45.000 lượt cán bộ huyện, thị xã và lãnh đạo xã, thôn. Năm 2015, Chi cục đã phối hợp các huyện, thị xã tổ chức 150 lớp tập huấn cho hơn 9.100 lượt cán bộ xã làm công tác xây dựng NTM. Từ đây, năng lực lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện xây dựng NTM từ thành phố đến cơ sở, nhất là cán bộ xã, thôn ngày càng được nâng cao, nhân dân ngày càng tin tưởng và ý thức được trách nhiệm làm chủ trong xây dựng NTM. Bên cạnh tập huấn, công tác tuyên truyền được triển khai rộng khắp đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong hệ thống chính trị, tác động mạnh đến kết quả xây dựng NTM. 
Đến nay, Hà Nội có 201/386 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 52,07%; trong 185 xã còn lại thì 102 xã đã đạt và cơ bản đạt 15-18 tiêu chí, 83 xã đạt 10-14 tiêu chí. Ngoài huyện Đan Phượng đã đạt chuẩn huyện NTM, Hà Nội còn có 5 huyện là Thanh Trì, Đông Anh, Phúc Thọ, Hoài Đức, Gia Lâm đã đủ điều kiện về số xã đạt đủ tiêu chí NTM để trình Chính phủ xem xét, công nhận; trong đó, huyện Thanh Trì, Phúc Thọ, Đông Anh đã hoàn thiện hồ sơ để công nhận đạt chuẩn huyện NTM.

Ông Lê Thiết Cương cho biết thêm, để đẩy nhanh tiến độ và thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng NTM, với vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy, Chi cục chú trọng nhân rộng các mô hình điển hình làm tốt về giảm nghèo; chủ động lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; tiếp tục tham mưu để UBND thành phố ban hành các cơ chế, chính sách về xây dựng NTM. Bên cạnh đó, chi cục tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền xây dựng NTM bằng nhiều hình thức, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao; thường xuyên phối hợp tháo gỡ khó khăn, giúp các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM.

Theo: hanoimoi.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập179
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm176
  • Hôm nay43,825
  • Tháng hiện tại850,856
  • Tổng lượt truy cập88,205,926
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây