Buổi tọa đàm do GS. TS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh chủ trì.
Các đại biểu tham gia buổi tọa đàm |
Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, theo đó, Ban Chủ nhiệm Đề tài yêu cầu các đại biểu trình bày thực trạng mô hình phát triển kinh tế tại Kiên Giang, từ đó đánh giá việc ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại địa phương. Các rào cản về thể chế ảnh hưởng đến STI tại địa phương, đánh giá tác động của các rào cản và gợi ý chính sách và giải pháp khắc phục để khuyến khích ứng sụng STI vào thực tiễn đời sống.
Tại buổi tọa đàm, nhiều ý kiến cho rằng, việc ứng STI tại Kiên Giang đang gặp nhiều khó khăn từ các rào cản về thể chế, nguồn nhân lực, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản, hai lĩnh vực thế mạnh của Kiên Giang.
Góp ý tại buổi tọa đàm, ông Lâm Thanh Hùng, Nguyên Phó Giám đốc Sở Công thương Kiên Giang cho rằng: “Hiện tại, nước ta có nhiều chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhưng doanh nghiệp lại khó tiếp cận. Nguyên nhân là do vướng thủ tục hành chính; tiêu chí hỗ trợ chưa rõ ràng, chưa sát với thực tế; tiếp cận tín dụng qua nhiều khâu trung gian; mức hỗ trợ chưa phù hợp”.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Cty Trung Sơn tại Kiên Lương, Kiên Giang mang lại thành công về nhiều mặt |
Còn TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho rằng, nguồn nhân lực hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; trình độ ứng dụng khoa học, công nghệ tại doanh nghiệp còn hạn chế và chưa đồng bộ; mức độ sẵn sàng tiếp cận, ứng dụng công nghệ mới vào thực tế sản xuất còn thấp. Các đề tài nghiên cứu của các Viện, trường... thường thông qua ngành nông nghiệp, KH-CN để chuyển giao cho nông dân. Tuy nhiên, kinh phí của các đơn vị này không nhiều nên việc chuyển giao diễn ra chậm, gặp khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Quyên, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật Kiên Giang cho rằng, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần được quan tâm, đặc biệt là có sự liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường để người học có điều kiện thực hành về chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa vào STI. Nhà nước cần có nhiều chính sách, giải pháp và vận dụng linh hoạt vào thực tế nhằm tạo điều kiện để mọi loại hình doanh nghiệp đều có thể dễ dàng tiếp cận các ưu đãi. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên theo hướng sâu rộng đến từng nhóm đối tượng cụ thể để nâng cao nhận thức về xây dựng và phát triển mô hình tăng trưởng kinh tế dựa STI.
Theo Đ.T.Chánh/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã