Học tập đạo đức HCM

Người Singapore trồng rau hữu cơ ở ngoại ô Đà Lạt

Chủ nhật - 19/03/2017 07:12
Tại vùng ngoại ô thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), một người đàn ông quốc tịch Singapore đã cùng vợ lập trang trại trồng rau hữu cơ.

Năm nay 71 tuổi, ông Low Kok Chiang (K.C Low, quốc tịch Singapore) vẫn chăm chỉ ra vườn bắt sâu, gieo giống cùng công nhân trong trang trại ngay dưới chân núi Voi (xã Hiệp An, huyện Đức Trọng). Tượng Sơn là cái tên được ông K.C Low cùng vợ người Việt là bà Lưu Huỳnh Khánh (quê TPHCM) chọn để đặt cho trang trại.

Ông Low vốn trước đây hoạt động trong ngành kinh doanh thiết bị y tế và ô tô nhưng rất đam mê làm vườn, trồng rau sạch tại Việt Nam. Low chia sẻ, ông đi nhiều nơi nhưng thấy Việt Nam rất phù hợp trồng rau củ an toàn so với các nước trong khu vực, đặc biệt cao nguyên Đà Lạt là nơi có khí hậu, thổ nhưỡng tuyệt vời.

 nguoi singapore trong rau huu co o ngoai o da lat hinh anh 1

Khu vườn của họ sản xuất theo nguyên tắc “nói không với thuốc trừ sâu và phân bón hoá học” để cung cấp sản phẩm rau củ an toàn từ thiên nhiên.

Để thực hiện tâm nguyện của mình, năm 2003, Low cùng vợ mua lô đất dưới chân núi Voi để trồng rau xà lách xuất khẩu. Do chưa có kinh nghiệm nên thất bại. Ông bà cho thuê lại khu đất để quay về TPHCM mở đại lý buôn bán ô tô.

Việc kinh doanh rất ổn định nhưng ông K.C Low vẫn trăn trở, muốn quay lại Đà Lạt để trồng rau. Đến năm 2015, hai ông bà lại khăn gói lên Định An lập trang trại Tượng Sơn, thực hiện giấc mơ trồng rau hữu cơ.

Toàn trang trại có diện tích 2 ha; trong đó, dành 1 ha nhà kính để trồng hơn 100 loại rau củ khác nhau. Các khu vực sản xuất, canh tác và khử trùng đất đều được xây dựng tách biệt để hạn chế côn trùng hay mầm bệnh lây lan. Riêng khu vực đóng gói, cấp đông rau củ được vô trùng ngay từ cửa ra vào để đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm.

Ông Low phân tích, quy trình trồng rau hữu cơ rất khắt khe, trang trại phải chọn đất sạch trộn với giá thể để gieo trồng. Ngay cả hạt giống, phân vi sinh cũng được nhập khẩu và phải đảm bảo tiêu chí an toàn.

Quy trình canh tác khắt khe, trong các khu vườn trồng cải kale, dưa leo, bắp sú, cà rốt, rau thơm…, công nhân không hề sử dụng một loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học nào. Phân hữu cơ bón cho cây cũng được tự ủ từ các phế phẩm nông nghiệp hoặc phân dê nhập khẩu từ nước ngoài.

Hàng ngày, công nhân đều đặn đi bắt thủ công các loại côn trùng và sâu gây hại hoặc xịt dung dịch hỗn hợp chế biến từ gừng, ớt, tỏi… Bà Lưu Huỳnh Khánh cho biết, các chuyên gia Hà Lan nhiều lần đến trang trại lấy mẫu rau để phân tính và kết quả các mẫu thử đều an toàn. Hiện trang trại Tượng Sơn đã được Tổ chức Control Uni-on cấp chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu và Hoa Kỳ.

Sản phẩm rau hữu cơ đến kỳ thu hoạch được thu hái trước khi mặt trời mọc và đưa ngay vào kho lạnh lưu trữ. Tiếp đó, rau được sơ chế, đóng gói và chuyển vào khu vực vô trùng. Nhà xưởng sơ chế rau luôn giữ nhiệt độ dưới 10 độ C và được khử trùng hoàn toàn theo chuẩn ISO:22000 dành cho nhà máy chế biến thực phẩm.

Bà Khánh nhấn mạnh, nước rửa rau cũng là nước ngầm đã qua xử lý bằng tia cực tím đạt chuẩn nước uống an toàn cho nên rau đến tay người tiêu dùng có thể dùng ngay mà không phải rửa lại.

Hiện sản lượng rau thu hoạch chưa nhiều nên mỗi tuần 3 lần, rau hữu cơ Tượng Sơn đươc chuyển bằng xe lạnh về cửa hàng riêng của Công ty tại Quận 7, TPHCM. Giá bán các loại rau trung bình từ 60.000 – 70.000 đồng/kg và được đóng sẵn từng gói nhỏ chỉ 20.000 – 30.000 đồng/gói, khá phù hợp cho người tiêu dùng từ bình dân đến cao cấp.

Sau 2 năm đi vào sản xuất, đến nay, trang trại rau hữu cơ của người đàn ông Singapore đã có thị trường và chỗ đứng ổn định. Cuối năm 2016 vừa qua, K.C Low đã mua thêm 2 ha đất để mở rộng diện tích trồng rau hữu cơ bởi ở quê hương Singapore của ông, hầu như rau củ đều phải nhập khẩu vì không có chỗ để trồng. Vậy nên, nếu có thể mở rộng trồng rau sạch ngay tại cao nguyên Đà Lạt này thì không có lý do gì để ông từ chối.

Tác giả bài viết: Nguyễn Dũng (TTXVN)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập411
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại866,190
  • Tổng lượt truy cập92,039,919
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây