Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh Thanh tra, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) nhận định: “Trong những năm qua, ngành ngân hàng (NH) đã bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp tín dụng cho vùng ĐBSCL. Nhất là chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn (NNNT)”.
Dư nợ tín dụng của vùng ĐBSCL không ngừng gia tăng qua từng năm, đến cuối năm 2014 lên đến 334.146 tỉ đồng. Tính đến tháng 2/1015, dư nợ cho vay NNNT đạt khoảng 163.000 tỉ đồng (tăng gần 2% so với cuối năm 2014), chiếm 22% trên tổng dư nợ cho vay NNNT trên toàn quốc và chiếm trên 46% tổng dư nợ của vùng ĐBSCL.
Riêng dư nợ cho vay trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ thuỷ sản, lúa gạo là 59.586 tỉ đồng. Ngành tôm, dư nợ cho vay đạt khoảng 22.300 tỉ đồng tập trung tại Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh; ngành cá tra, dư nợ cho vay khoảng 18.500 tỉ đồng và hơn 1.365 tỉ đồng các NH cam kết cho vay đối với ngành lúa gạo.
Trong 10 năm mở rộng và phát triển, sản phẩm từ dừa Bến Tre có mặt ở 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. |
“Nguồn vốn NH đã làm thay đổi diện mạo vùng ĐBSCL thông qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, kết nối khu vực ĐBSCL với cả nước như sân bay Cần Thơ, cầu Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển vùng chuyên canh hàng hóa, từng bước gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Một số thương hiệu nông sản nổi tiếng được xây dựng như gạo Nàng Thơm, gạo huyết rồng Vĩnh Hưng, dứa Bến Lức, thanh long Châu Thành…, góp phần thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm chủ lực”, ông Võ Minh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NH Nhà nước) nhận định.
Tuy nguồn vốn dồi dào, nhưng vùng ĐBSCL còn nhiều hạn chế đã tạo ra điểm tắc nghẽn, kết quả đạt được chưa tương xứng. Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa phân tích: “Có tới 90% hoạt động mua bán không qua hợp đồng văn bản, dẫn tới tình trạng phá vỡ cam kết khi được mua, cung tăng. Việc hiện đại hoá NNNT đòi hỏi nguồn vốn tín dụng dài hạn nhưng nguồn tín dụng dài hạn trong hệ thống NH thương mại luôn bị hạn chế”.
Khối doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ không đủ khả năng đánh giá diễn biến thị thường, khi có biến động mạnh không kịp điều chỉnh hoạt động kinh doanh. Những “nguy cơ” từ phía doanh nghiệp khiến các NH phải thận trọng.
Ngoài ra, tình trạng sản xuất tự phát, nhỏ lẻ đã làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu, giá sản phẩm nông sản Việt Nam, nên nguồn vốn tín dụng tuy đã tăng trưởng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của khu vực.
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT phân tích: “Dù nguồn vốn đầu tư cho nông thôn đa dạng nhưng các loại hình dịch vụ tài chính tại đây còn nghèo nàn, chủ yếu là tín dụng truyền thống. Các dịch vụ như thanh toán, bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm tín dụng nông nghiệp còn rất hạn chế. Ngoài ra, chi phí giao dịch cao, thủ tục phức tạp chưa phù hợp với trình độ của người dân nông thôn”.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;