Học tập đạo đức HCM

Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Công ty Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung: Tôi muốn làm giàu từ nông nghiệp

Chủ nhật - 18/12/2016 09:58
Đầu tư hàng ngàn tỷ đồng phát triển trang trại nuôi tôm giống thẻ chân trắng và đang khẳng định vị trí số 1 trong ngành tôm giống Việt Nam, nhưng ông Nguyễn Hoàng Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung vẫn chưa dừng lại. Mục tiêu của ông là góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp phát triển và hòa nhập với xu hướng xanh hơn, sạch hơn của thế giới.

Khi người lính làm kinh doanh

Gặp doanh nhân Nguyễn Hoàng Anh trong một buổi giới thiệu về Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao (DAA Việt Nam) tại TP.HCM một ngày giữa tháng 12/2016 vừa rồi, nghe anh chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm giống thành công, mới cảm thấy hết điều mà mọi người vẫn nói về anh - một người lính làm kinh doanh nên rất khác.

Dấu ấn của một người từng gia nhập quân ngũ rất rõ. Ánh mắt nhìn thẳng, bàn tay khô ráp bắt chặt và đặc biệt là sự nhiệt tâm thể hiện rõ trong mỗi hành động. Có lẽ bởi vậy mà khi nhìn vào phần giới thiệu của Công ty Nam Miền Trung mà của Nguyễn Hoàng Anh, với 7 cơ sở sản xuất tôm giống đầu tư theo tiêu chuẩn công nghệ Mỹ, năng lực sản xuất tôm giống từ 10 đến 12 tỷ con giống/năm và 30 ao nuôi tôm thịt với diện tích 30 ha, mỗi năm cung cấp 6 tỷ con giống và gần 1.000 tấn tôm thịt cho thị trường từ Bắc tới Nam, có cảm giác đây mới là thành công bước đầu. Ông có thể còn làm nhiều hơn thế.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Nam Miền Trung. Ảnh: Gia Huy
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Nam Miền Trung. Ảnh: Gia Huy

Nguyễn Hoàng Anh lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng đất Tuy Phong cằn cỗi của tỉnh Bình Thuận. Là con những gia đình nghèo, dĩ nhiên phải lăn lộn từ rất sớm. Khi còn nhỏ, Hoàng Anh đã phải theo chị gái đi buôn cá khô khắp các tỉnh Tây Nguyên tới tận Sài Gòn. Vào cấp 3 được 1 tháng, Hoàng Anh giấu gia đình viết đơn đăng ký nhập ngũ với suy nghĩ, phải thoát ly khỏi mảnh đất nhọc nhằn.

“Khoảng thời gian quân ngũ cho tôi nhiều bài học, nhưng quan trọng nhất là chữ tín, bản lĩnh của người lính. Sẽ không có cách nào thoát ly khỏi cái nghèo nếu như không bắt tay vào lao động. Trong khi quê tôi, nguồn sống từ biển luôn dồi dào, tại sao tôi phải chạy trốn”, Hoàng Anh kể lại quyết định xuất ngũ, về quê và bắt tay vào gây dựng sự nghiệp từ vùng biển quê hương.

Hoàng Anh kể, lúc bắt đầu, lưng vốn duy nhất là chữ tín của một người lính vừa xuất ngũ. Nhưng với những người dân vùng biển, điều đó là đủ. Những thương vụ kinh doanh đầu tiên là mua nợ tôm bố mẹ của ngư dân đem bán cho cơ sở nuôi tôm giống để kiếm lời.

“Có ngày tôi nợ tới 50 triệu đồng. Sự ân tình không thể trả hết. Họ không chỉ cho tôi nợ tiền, mà còn dạy cho tôi bài học lớn về tôm giống. Khi có tiền bán hàng, tôi trả lại cho họ tiền nợ và một bao gạo”, Nguyễn Hoàng Anh kể.

Sau này, khi việc nuôi tôm giống thành công, ông cũng đã bán tôm giống chịu cho những hộ nuối nghèo, đến khi thành công mới lấy tiền, như một lời cảm ơn với cuộc đời. Nhưng cũng chính cách này giúp Hoàng Anh giải được bài toán khó là thay đổi thói quen chỉ thả tôm tự nhiên, ngại tôm giống nuôi công nghiệp.

Nhưng đó là về sau, còn việc Hoàng Anh quyết định bắt tay vào nuôi tôm cũng nhờ những thương vụ manh mún đầu tiên, thấy được nhu cầu tôm giống của người nuôi khi cả người nuôi và người thu mua vất vả, nhưng không thể kiểm soát được hoạt động của mình.

“Tôi nhớ mùa thu hoạch đầu tiên, những vựa tôm lấy giống của chúng tôi trúng mùa. Đúng là mừng rơi nước mắt. Cám ơn những người nuôi tôm đã tin tưởng tôi. Tôi đã chọn được con đường cho sự nghiệp của mình”, Hoàng Anh nhớ lại.

Thương hiệu tôm của Hoàng Anh dần được biết tới, lan tới cả vùng miền Tây. Đến năm 1999, kinh nghiệm và vốn liếng bắt đầu hòm hòm, ông quyết định thành lập Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung, đầu tư trại nuôi tôm và nghiên cứu sâu hơn về tôm giống. Một đội ngũ nhân viên kỹ thuật hùng hậu, hợp tác với các chuyên gia hàng đầu thế giới như CONABAY, SIS Hawaii (Mỹ)… được tạo dựng. Trung tâm xét nghiệm được chuyển giao từ Mỹ, Thụy Sỹ với trang thiết bị và máy PCR hiện đại được xây dựng để xét nghiệm và kiểm tra thường xuyên, từ tôm bố mẹ, tôm con (Post), nguồn nước, tảo...

“Nhờ chữ tín của người lính mà tôi bước chân được vào kinh doanh, tôi không thể làm gì trái với niềm tin đó. Trong suốt 15 năm qua, tôi vẫn theo đuổi tâm huyết phải xây dựng chất lượng tôm giống hàng đầu Việt Nam, ngang bằng với khu vực và thế giới”, ông Hoàng Anh khẳng định.

Chiến thuật sức mạnh

Ngay việc Nguyễn Hoàng Anh nhận chân Phó chủ tịch thường trực DAA Việt Nam cũng được cân nhắc rất kỹ.

Nếu chỉ tính riêng kế hoạch của Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung, thì vẫn mở rộng quy mô sản xuất tôm giống. Nguyễn Hoàng Anh cho biết đang xúc tiến làm việc với tỉnh Bình Thuận để xin chủ trương đầu tư một trung tâm sản xuất tôm giống mang tầm quốc gia, quy mô khoảng 100 ha.

“Điều kiện tự nhiên tại tỉnh Bình Thuận rất phù hợp với sản xuất tôm giống mà không nơi nào có được. Trung tâm này sẽ hội tụ rất nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ nuôi tôm giống. Đặc biệt, người nuôi tôm đến đây sẽ trực quan và định hình rất rõ về chuỗi sản xuất của mình. Nam Miền Trung sẽ áp dụng chuỗi sản xuất tôm giống hiện đại nhất thế giới tại đây”, Nguyễn Hoàng Anh tiết lộ về kế hoạch của mình. Đặc biệt, ông cũng đang tính tới việc năm 2017, Nam Miền Trung sẽ trở thành tập đoàn và là đối tác được ưa chuộng nhất trong lĩnh vực tôm giống.

Nhưng, trong kế hoạch của Nguyễn Hoàng Anh không chỉ có một mình Nam Miền Trung. “Tôi không thể thành công nếu không có sự liên kết, hỗ trợ của người dân biển quê tôi. Khi thành lập doanh nghiệp, mở rộng hoạt động hơn, tôi càng không thể chỉ hoạt động một mình. Chưa bao giờ nhu cầu kết nối, bắt tay với các doanh nghiệp khác lại rõ ràng như bây giờ, khi chúng tôi đối mặt với các đối thủ cạnh tranh rất lớn ngay tại sân nhà, tại quê mình”, Phó chủ tịch thường trực DAA Việt Nam Nguyễn Hoàng Anh nói.

Từ năm 2015, Hoàng Anh và bạn bè là những chủ doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp thành lập Câu lạc bộ Nông nghiệp Công nghệ cao (DAA Việt Nam) trực thuộc Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Mục đích, theo Phó chủ tịch thường trực Nguyễn Hoàng Anh chia sẻ, là nâng tầm vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên thế giới một cách bền vững, theo hướng doanh nghiệp hóa, số hóa, liên kết hóa, góp phần mang lại cuộc sống khỏe mạnh, an toàn và sung túc hơn cho người dân Việt Nam.

“Mục đích rất lớn, nhưng nếu bắt tay, cộng đồng sức mạnh, doanh nghiệp Việt sẽ làm được”, ông Hoàng Anh thẳng thắn.

Tất nhiên, giữa thực tế và mong muốn vẫn còn khoảng cách không nhỏ. Thương hiệu nông nghiệp Việt Nam dường như vẫn quá lép vế trước các thương hiệu nước ngoài. Các doanh nghiệp nội cũng có vẻ e dè hơn trong sân chơi với các đối tác ngoại. Rồi áp lực phải xanh hơn, sạch hơn, an toàn hơn, thân thiện hơn… đang tạo nên những thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp nội vốn non trẻ về kinh nghiệm, yếu về nguồn lực và các mối quan hệ…

“Với DAA Việt Nam, chúng tôi muốn gây dựng lại lòng tin với người dân, đối tác nước ngoài. Doanh nghiệp nông nghiệp Việt phải là đối tác tin cậy trên thị trường. Chúng tôi cũng muốn hướng doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp sạch, trong đó DAA sẽ đóng vai trò là người bạn đồng hành trên hành trình liên kết, tư vấn, thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chuỗi giá trị nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cả nước”, Nguyễn Hoàng Anh nói.

Đặc biệt, các doanh nghiệp đang kỳ vọng tiếng nói của DAA trong việc tham gia xây dựng chính sách, chiến lược phát triển các ngành nông nghiệp của Việt Nam, tạo cơ sở thúc đẩy các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư công nghệ cao, công nghệ nguồn…

“Chúng tôi đang muốn thay đổi cảnh được mùa, mất giá và vô cùng mong muốn chấm dứt hiện trạng doanh nghiệp và người nông dân luôn phải chấp chới với thời tiết. Chúng tôi muốn làm giàu từ nông nghiệp. Các doanh nghiệp đã đầu tư, đã học hỏi, nỗ lực rất nhiều. Nhưng, để hiện thực hóa được các mong muốn này, chúng tôi cần bà đỡ là Nhà nước, các chính sách hỗ trợ”, ông Hoàng Anh thẳng thắn.

Gia Huy
http://baodautu.vn/n
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập899
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm898
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại789,397
  • Tổng lượt truy cập93,167,061
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây