Học tập đạo đức HCM

Nhà sàn bê tông - bản sắc nông thôn mới miền núi

Thứ năm - 01/02/2018 10:18
"Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui” là nét sinh hoạt truyền thống hàng ngàn năm đồng bào dân tộc miền núi. Tuy nhiên, trước yêu cầu bảo vệ tài nguyên rừng hài hòa với tiện ích sinh sống ổn định bền vững theo tiêu chí nông thôn mới, đồng thời gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, xu hướng bê tông hóa nhà sàn đang phát triển mạnh trong cộng đồng dân tộc.
 


Ảnh minh họa

Lan tỏa bền vững

Là người đầu tiên có ý tưởng xây dựng nhà sàn bê tông từ năm 2003, ông Bùi Văn Lê, ở xóm Nạch, xã Tân Lạc, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình rất tâm đắc: "Khi xã triển khai chủ trương của Chính phủ về xóa nhà ở xiêu vẹo, dột nát cho các hộ nghèo. Thời điểm đó việc khai thác gỗ tự nhiên đã bị chính quyền ngăn chặn khá triệt để. Trong khi nhiều hộ vẫn có nguyện vọng làm nhà mới theo mô hình nhà sàn, tôi đã nảy sinh ý tưởng làm nhà sàn bằng bê tông và được nhiều gia đình hưởng ứng”.

Xã Tân Mỹ hiện có trên 85% hộ sống trong những nếp nhà sàn truyền thống. Trong đó, trên 32,6% là nhà sàn làm bằng bê tông. Đánh giá về ý nghĩa của nhà sàn đối với đời sống người dân tộc Mường, Phó bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Tân Mỹ Bùi Văn Khoán, cho biết: Ngày xưa, làm và ở trong nhà sàn một phần là để phòng ngừa thú dữ. Ngày nay, vẫn ăn ở, sinh hoạt trong nhà sàn vì diện tích sử dụng rộng rãi (cả trên nhà và dưới gầm nhà sàn), mùa đông ấm áp bên bếp lửa, mùa hè thoáng mát vì nhà nhiều cửa sổ. Đặc biệt, những năm gần đây hàng trăm ngôi nhà sàn làm bằng bê tông được xây dựng vừa có độ bền cao hơn nhà gỗ và được cải tiến nhiều nên càng thêm tiện ích trong sinh hoạt”.

Bà Bùi Thị Khịn - Bí thư Chi bộ xóm Song (Tân Mỹ) bày tỏ: Làm nhà sàn bằng bê tông cũng là việc làm thiết thực trong thực hiện lệnh đóng cửa rừng của Chính phủ. Hơn thế, việc ăn ở, sinh hoạt trong nhà sàn đã là nếp sống quen thuộc của đa số dân cư trong xã, làm nhà sàn bê tông giá vật liệu và công rẻ 2/3 so với nhà gỗ, độ bền cao, ít phải thay thế, sửa chữa. Tính riêng phần vật liệu cho ngôi nhà này tiêu tốn hết 8,3 tấn xi măng, 160 cây sắt phi 12 - 16, trong khi làm nhà sàn truyền thống cần sử dụng từ 6 - 10m3 gỗ.

Giữ được nhà sàn, xây dựng nhà sàn bằng bê tông còn tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động trong xã. Đến nay xã Tân Mỹ có 25 tổ nhóm chuyên xây dựng nhà sàn bê tông trong xã và các xã bạn, thậm chí có nhóm thợ còn đi làm nhà sàn ở các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.

Đáp ứng tiêu chí nhà ở nông thôn mới

Theo Cty CP Kiến trúc và đầu tư xây dựng ANG, thiết kế ngôi nhà sàn ngày nay cũng được tối giản. Trước đây khi làm nhà để ở, bà con thường phải làm 2 nhà. Nhà to dùng để ở, ngủ; nhà bếp dùng để đun, nấu. Ngày nay khi thiết kế nhà sàn, bà con thường đổ sàn bê tông ở phần chái nhà đua ra ngoài làm bếp lò và làm công trình vệ sinh, nhà tắm khép kín.

Những ngôi nhà sàn bê tông vừa có thể chống mối mọt, chống thấm tốt hơn vừa tiện nghi và tiết kiệm được chi phí xây dựng so với những kiểu nhà hiện đại khác. Ngày nay, chỉ cần khoảng từ 200 - 350 triệu đồng là đã có một ngôi nhà sàn bằng bê tông đẹp diện tích 65 - 70m2.

Tại Hàm Yên (Tuyên Quang), ngay khi bắt tay vào triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, định hướng khá rõ việc làm nhà ở cho đối tượng các hộ nghèo - một tiêu chí mang lại lợi ích thiết thực cho dân để làm khâu đột phá. Cùng với việc vận động bà con trong khu dân cư giúp nhau ngày công, vật liệu làm nhà, huyện có bản vẽ mô hình làm nhà sàn cột bê tông phù hợp với tập quán của đồng bào và nguồn vốn hộ trợ theo Chương trình 167. Đối tượng xóa nhà tạm cho hộ nghèo, được hỗ trợ 8,4 triệu đồng, nếu làm nhà sàn cột bê tông được vay thêm 8 triệu để mua xi măng, sắt thép. Thực hiện phương châm "Nhà nước và cộng đồng chung tay làm nhà cho hộ nghèo", bà con trong khu dân cư đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp nhau tre, gỗ từ rừng trồng để hộ nghèo lát sàn nhà.

Sự quan tâm của chính quyền các cấp cùng với cách làm sáng tạo của các nhà kiến trúc sư sẽ tạo ra những bộ mặt nông thôn mới văn minh, hiện đại và đậm đà bản sắc, giúp những vùng làng bản có cuộc sống chất lượng, ổn định hơn.

Theo Báo Xây dựng
 Tags: dân tộc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập218
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại761,529
  • Tổng lượt truy cập93,139,193
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây