Học tập đạo đức HCM

Nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo”

Thứ bảy - 17/01/2015 08:57
TQĐT - Hiện nay, toàn tỉnh có 4.311 điển hình “Dân vận khéo”. Các điển hình “Dân vận khéo” đã được nhân rộng và tạo sức lan tỏa ở cơ sở, góp phần thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước.

Trên lĩnh vực kinh tế, các điển hình “Dân vận khéo” đã được xây dựng và gắn với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo. Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, các cấp ủy đảng đã quan tâm lãnh đạo nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo” lồng ghép với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh…

Đồng chí Phùng Văn Vân, Bí thư Đảng ủy phường Nông Tiến cho biết, ngay từ đầu năm, Đảng ủy đã chỉ đạo cán bộ, đảng viên, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đăng ký các điển hình “Dân vận khéo”. Đến nay, Đảng bộ đã xây dựng và nhân rộng được 44 điển hình “Dân vận khéo”. Các điển hình đã góp phần đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm đường bê tông nông thôn, lắp đặt hệ thống cống thoát nước ở tất cả các khu dân cư. Các tổ chức đoàn thể đều lựa chọn một nhiệm vụ cụ thể để làm điển hình tập thể và chỉ đạo các chi hội, chi đoàn ở dưới cơ sở thực hiện. Theo đó, năm 2014, phường đã triển khai hiệu quả các dự án cây ăn quả như cam, táo, bưởi, ổi, các loại hoa và rau sạch. Đưa tôi đi tham quan mô hình trồng cây ăn quả của anh Trần Việt Trung, tổ 13, chị Ngô Thị Thu, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân tổ 13 cho biết, đây là điển hình “Dân vận khéo” được chi hội lựa chọn để các hội viên trong chi hội đến tham quan, học tập. Từ mô hình trồng cam của anh Trung, năm nay, chi hội đã vận động, tuyên truyền nhiều hội viên khác trồng thử nghiệm cây cam ngọt. 

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” tuy được nhân rộng nhưng cũng đi vào những lĩnh vực trọng tâm từ thực tế cơ sở. Anh Lý Văn Súa, Bí thư Chi bộ thôn Tân An được Đảng ủy xã Đông Thọ (Sơn Dương) lựa chọn là điển hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng nhiều năm qua. Anh Súa luôn gương mẫu phát triển kinh tế, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu chi bộ. Anh còn tuyên truyền, vận động các đảng viên khác phát huy vai trò “đầu tàu” làm gương trước nhân dân. Anh thường xuyên gần gũi, nắm bắt tâm tư và vận động bà con dân tộc Mông đoàn kết, chấp  hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Theo đồng chí Phạm Thị Nhị Bình, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Sơn Dương, năm 2014, huyện đã xây dựng được 769 điển hình “Dân vận khéo”. Đáng kể là phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm triển khai. Nhiều xã đã lựa chọn nội dung dân vận khéo của tập thể là việc giải quyết kịp thời các kiến nghị của nhân dân; thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Các tổ chức đoàn thể trong huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi đua và chỉ đạo theo ngành dọc đã tạo ra không khí thi đua sôi nổi trong đoàn viên, hội viên. Chị Phan Thị Huyền, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Trào cho biết, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được Hội triển khai cùng với chương trình xây dựng xã điểm nông thôn mới. Hiện nay, ở tất cả các chi hội đều xây dựng được mô hình “5 không, 3 sạch”. Các chi hội còn đăng ký tự quản 5 tuyến đường. Đây đều là các điển hình “Dân vận khéo” ở các chi hội. 

Nhìn chung, việc xây dựng và nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo” đã cho thấy sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác dân vận. Song ở một khía cạnh nào đó, việc xây dựng các điển hình “Dân vận khéo” cần được xác định nội dung cụ thể chứ không chỉ gắn với các nhiệm vụ một cách chung chung. Có như vậy thì các điển hình “Dân vận khéo” mới thực sự tạo ra sức lan tỏa, thực sự là điển hình của công tác dân vận.

Theo: baotuyenquang.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập920
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại786,956
  • Tổng lượt truy cập93,164,620
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây