Học tập đạo đức HCM

Nhất trí bổ xung vốn trái phiếu Chính phủ để hoàn thành mục tiêu XDNTM

Thứ tư - 23/10/2013 22:42

Nhất trí bổ xung vốn trái phiếu Chính phủ để hoàn thành mục tiêu XDNTM

Trong báo cáo thẩm tra sơ kết 3 năm (2011 - 2013) thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đa số ý kiến nhất trí với đề nghị của Chính phủ cho phép phát hành bổ sung vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2014 - 2016 để tăng cường nguồn lực thực hiện Chương trình này.

Trình bày báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện các chương trình MTQG, Bộ Trưởng Bộ KH và ĐT Bùi Quang Vinh, cho biết, tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2011 - 2013 khoảng 27.678 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 4.914 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 16.553 tỷ đồng, vốn tín dụng là 1.903 tỷ đồng, vốn huy động khác là 4.308 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2012, bình quân trên cả nước đạt 6,41 tiêu chí/xã, tăng 1,13 tiêu chí/xã so với năm 2011. Trong đó: có 35 xã đạt 19 tiêu chí (chiếm 0,4%); 276 xã đạt từ 14 - 18 tiêu chí (chiếm 3,2%); 1.701 xã đạt từ 9 - 13 tiêu chí (chiếm 20%); 3.982 xã đạt từ 5 - 8 tiêu chí (chiếm 46,8%); 2.523 xã đạt dưới 5 tiêu chí (chiếm 29,6%). 

Về công tác quy hoạch: Tính đến cuối năm 2012, các địa phương đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo đề ra với 83,5% số xã của cả nước hoàn thành quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới.

Về lập Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã: Đến cuối năm 2012, cả nước có 5.442/9.008 xã (chiếm 60,4%) đã phê duyệt xong đề án, 865 xã đã hoàn thành thẩm định và đang chờ thủ tục phê duyệt. 

Về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cấp xã: Về giao thông nông thôn: kiên cố hóa đường giao thông nông thôn đã trở thành phong trào rộng khắp ở các địa phương và các vùng trong cả nước, đã và đang triển khai được gần 5.000 công trình, với khoảng 64.000 km. Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, nhiều địa phương đã có những chính sách hỗ trợ phù hợp nên đã huy động được nhiều hơn sự tham gia của người dân và cộng đồng, dần hình thành phong trào về kiên cố hoá đường giao thông nông thôn…; về thủy lợi: các địa phương đã cải tạo và nâng cấp được gần 1.000 công trình, trong đó đã kiên cố hóa, nạo vét được 7.000 km kênh mương, xây dựng tu bổ sửa chữa, nâng cấp được hàng ngàn công trình thủy lợi gồm bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu. 

Về phát triển sản xuất: Tính đến nay, các địa phương trong cả nước đã thực hiện hơn 7.000 mô hình sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất từ 15% - 20%. Một số phong trào nổi bật về phát triển sản xuất là “dồn điền, đổi thửa” gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa; xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn”, “cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp”; tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi theo lợi thế hoặc có chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân, doanh nghiệp xây dựng các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 

Về văn hoá - xã hội - môi trường: Hiện, có trên 60% số dân cả vùng nông thôn tham gia các hình thức bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, đã hình thành được các thiết chế văn hóa và môi trường ở nông thôn. Đến thời điểm hiện nay, có khoảng 40% số xã thành lập tổ thu gom rác thải (tăng 10% xã so với trước thời điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới). 

Tuy nhiên, vẫn còn hững khó khăn, tồn tại. Cả nước hiện còn 52 xã chưa đạt tiêu chí nào, gồm 06 xã ở Lai Châu, 15 xã ở Cao Bằng, 25 xã ở Quảng Nam và 06 xã ở Quảng Ngãi; công tác xây dựng hạ tầng chưa chú trọng đến các công trình y tế, văn hoá và vệ sinh môi trường nông thôn… Công tác quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình hạ tầng sau khi đưa vào sử dụng còn hạn chế; chất lượng công tác quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là quy hoạch nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn xã thiếu tính kết nối vùng, nội dung còn dàn trải; các đề án phê duyệt xây dựng nông thôn mới chưa bám sát quy hoạch của xã, nặng về tính toán đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng tới sản xuất, môi trường, văn hoá...; các giải pháp thực hiện còn thiếu tính thực tiễn. ;công tác quy hoạch phát triển sản xuất cấp xã còn chưa gắn kết với quy hoạch vùng nên sản xuất ở nhiều xã còn mang nặng tính tự phát. Liên kết sản xuất giữa nông dân - doanh nghiệp và nhà khoa học; công tác tập huấn, đào tạo nông dân còn hạn chế, do đó chưa hình thành được nhiều vùng hàng hóa tập trung; việc lồng ghép các Chương trình MTQG thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới chưa được thực hiện tốt do mỗi Chương trình MTQG có một cơ chế riêng. Hơn nữa, việc lồng ghép chỉ có thể thực hiện được khi tiến hành ở khâu xây dựng kế hoạch ở các Bộ và cấp tỉnh.

Mục tiêu 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 của Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới đến nay mới đạt 3,7%.

Để hoàn thành được mục tiêu 20% số xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới vào năm 2015 của Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới thì nhu cầu về nguồn vốn đầu tư rất lớn. Trong khi đó, ngân sách trung ương trong những năm tới rất khó khăn. Vì vậy, Chính phủ trình Quốc hội cho phép sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ năm 2014 - 2015 để thực hiện Chương trình.

 

Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: mặc dù Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 6/2010 nhưng việc triển khai thực hiện công tác quy hoạch nông thôn mới còn chậm ở nhiều địa phương. Đến nay, mới có 83,5% số xã hoàn thành quy hoạch chung, có địa phương tỷ lệ phê duyệt quy hoạch rất thấp; công tác lập đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã, đến nay mới có 60,4% số xã phê duyệt xong đề án, chỉ có 865 xã, bằng 9,5% đã hoàn thành thẩm định và đang chờ thủ tục phê duyệt. Chất lượng một số đề án chưa tốt, chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, nặng về tính toán đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đến phát triển sản xuất, môi trường, văn hóa...; các giải pháp về nguồn lực còn thiếu tính thực tiễn, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ ngân sách cấp trên.


D.Thanh


Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập778
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm777
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại759,760
  • Tổng lượt truy cập93,137,424
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây