Học tập đạo đức HCM

Nhiều bất cập trong quy trình kiểm soát chất lượng thực phẩm

Thứ ba - 05/04/2016 02:54
Những bất cập trong quản lý chất lượng thực phẩm trên thị trường ngoài ý thức người bán hàng thì phải kể đến trách nhiệm từ cơ quan quản lý.

Chất lượng thực phẩm đang bị bỏ ngỏ, người dân ngoài việc sử dụng kinh nghiệm và cảm tính để lựa chọn thực phẩm cho mình thì chỉ còn cách tìm đến các siêu thị uy tín.

Thực phẩm tại chợ đã không được kiểm định, nhưng thực phẩm tại các siêu thị cũng gặp tình trạng tương tự. Vậy có phải các siêu thị này trốn tránh hay trong quy trình kiểm soát chất lượng của các ngành chức năng đang có nhiều vấn đề bất cập.

Theo quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ có 28 khu giết mổ tập trung. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Quảng Ninh mới chỉ xây dựng được 4 cơ sở giết mổ tập trung và còn tồn tại gần 900 cơ sở, điểm giết mổ tại các khu dân cư không có giấy phép. Còn theo quy định, việc kiểm dịch chỉ được các cán bộ thú y của các trạm thú y hoặc của các xã, phường thực hiện tại các cơ sở giết mổ tập trung có giấy phép.

Nhieu bat cap trong quy trinh kiem soat chat luong thuc pham - Anh 1

Mặt hàng thịt tươi sống tại siêu thị vắng bóng tem và dấu kiểm dịch thú y

Như vậy, gần 900 cơ sở giết mổ tại các khu dân cư không phép đương nhiên không được kiểm dịch. Theo giải thích của ông Đoàn Duy Ái, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh, nguyên nhân là do các địa phương chưa thực sự quan tâm tới vấn đề quản lý chất lượng thực phẩm.

“Về khách quan, nhiều hộ giết mổ nhỏ lẻ không mặn mà với việc đầu tư tiền vốn, cơ sở vật chất để xây dựng lò mổ tập trung. Bên cạnh đó là còn những địa phương chưa thực sự quan tâm tới vấn đề này. Còn những sản phẩm giết mổ tại các khu dân cư chúng tôi không kiểm soát hết được. Tuy nhiên, vẫn phải duy trì công tác kiểm soát an toàn vệ sinh tại các chợ” - ông Đoàn Duy Ái nói.

Thực tế tại các chợ, công tác kiểm soát an toạn vệ sinh thực phẩm gần như bị bỏ ngỏ. Đây là lý giải của bà Nguyễn Thị Soi, Trạm trưởng trạm thú y TP Cẩm Phả:

“Chúng tôi vẫn khuyến khích người dân đưa vào lò giết mổ tập trung. Do vậy, khi kiểm tra thì cũng chỉ nhắc nhở các chủ xe và không lập biên bản. Còn các phường khác mà giết mổ nhỏ lẻ thì không thể có lực lượng kiểm dịch được. Do vậy, chúng tôi yêu cầu cán bộ thú y phường ra chợ kiểm tra vệ sinh thú y. Biết là không đúng nhưng dù có còn hơn không. Bây giờ kiểm tra ở chợ thực chất là kiểm tra thú y chứ không phải là kiểm soát giết mổ”.

Ở các chợ đã thế, nhưng việc kiểm dịch thú y tại các siêu thị lớn cũng đang bị bỏ ngỏ. Theo quy định của ngành chăn nuôi, mặt hàng thịt tươi sống bày bán hàng ngày phải được cán bộ thú y đóng dấu kiểm dịch hoặc dán tem kiểm dịch. Khi để qua ngày thì phải kiểm dịch lại. Tuy nhiên, quy định là vậy, nhưng thực tế thực phẩm bày bán tại các siêu thị thời gian gần đây lại không hề có tem hay dấu kiểm dịch thú y.

Theo người quản lý của siêu thị Metro Hạ Long, trước đây, hàng ngày đều có cán bộ thú y thuộc Chi cục chăn nuôi và thú y Quảng Ninh tới từ sớm đề kiểm tra và đóng dấu hoặc dán tem kiểm dịch.

Tuy nhiên, từ tháng 8/2015, không thấy ai đến nữa. Siêu thị cũng đã gửi công văn lên Chi cục nhưng chỉ nhận được câu trả lời qua điện thoại. Giải thích là do mới có quy định mới từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu bỏ thu phí dán tem hoặc lăn dấu kiểm dịch đối với hoạt động kiểm dịch. Hiện nay, Chi cục không có chi phí để thực hiện việc kiểm dịch nữa. Phải chờ tới khi nào có quy định mới.

Có thể thấy, những bất cập trong quản lý chất lượng thực phẩm trên thị trường ngoài ý thức người bán hàng thì phải kể đến trách nhiệm từ cơ quan quản lý. Mọi lý giải của lãnh đạo Chi cục chăn nuôi và thú y đều là những nguyên nhân khách quan.

Tuy nhiên, việc thực hiện không đúng chức năng của Chi cục này mới là nguyên nhân chính. Vậy vì sao Chi cục Chăn nuôi và thúy y Quảng Ninh lại không thực hiện được đúng chức năng của mình? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin trong bài viết: “Tinh giảm, sáp nhập đã yếu lại càng thiếu”./.

Hoàng Trình/VOV-Đông Bắc

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay28,959
  • Tháng hiện tại982,771
  • Tổng lượt truy cập92,156,500
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây