Học tập đạo đức HCM

Nhiều khó khăn trong phát triển thị trường khoa học công nghệ

Thứ hai - 14/11/2016 16:57
(HQ Online)-Theo ý kiến của các chuyên gia tại hội nghị “Phát triển thị trường khoa học và công nghệ” do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 14-11 tại TP.HCM, bên cạnh kết quả đạt được, thị trường khoa học công nghệ hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (KHCN), Bộ KH-CN cho biết, thị trường KHCN từ 2014 đến nay nhìn chung được thúc đẩy, phát triển và bước đầu phát huy vai trò cầu nối, gắn kết hoạt động KHCN với sản xất kinh doanh các chợ công nghệ và thiết bị, sàn giao dịch công nghệ, các tổ chức trung gian công nghệ ở quy mô quốc gia, vùng, địa phương đã góp phần quan trọng thúc đẩy kết nối cung cầu công nghệ, gia tăng số lượng và giá trị các giao dịch công nghệ trên thị trường…

Cả nước hiện có 8 sàn giao dịch công nghệ, 63 trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ ở 63 tỉnh, thành phố, 43 vườn ươm công nghệ và doanh nghiệp khoa học công nghệ. Các sự kiện chợ công nghệ, thiết bị, kết nối cung cầu công nghệ, ngày hội khởi ngiệp công nghệ cũng tạo hiệu ứng tích cực đối với thị trường KHCN trong nước. Thông qua các sàn giao dịch công nghệ, trong giai đoạn 2011- 2015, có khoảng 500 hợp đồng và biên bản ghi nhớ được ký kết và thực hiện với giá trị 600 tỷ đồng. Thông qua chợ thiết bị và công nghệ, trình diễn kết nối cung cầu công nghệ đã có hơn 2.000 hợp đồng và biên bản ghi nhớ được ký kết với tổng giá trị giao dịch hơn 3.400 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch công nghệ giai  đoạn 2011-2015 đạt hơn 13.700 tỷ đồng, tăng 3 lần so với giai đoạn 2006-2010.

Tuy nhiên, theo các đại biểu, bên cạnh kết quả đạt được, công tác phát triển thị trường khoa học công nghệ hiện còn gặp nhiều khó khăn. Mối liên kết giữa nghiên cứu với thị trường, giữa khoa học với doanh nghiệp còn yếu. Vai trò của các tổ chức trung gian, đặc biệt là các tổ chức có chức năng xúc tiến, định giá công nghệ chưa thể hiện được chức năng kết nối cung cầu, tư vấn chuyển giao công nghệ, còn mờ nhạt. Nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp chưa được thể hiện rõ nét. Hệ thống tổ chức trung gian (môi giới, tư vấn, giám định, đánh giá, kiểm tra, kiểm định…) còn yếu và chưa khẳng định được vai trò kết nối. Các sàn giao dịch công nghệ và thiết bị chưa thể hiện vai trò đầu tàu trong hệ thống các tổ chức trung gian. 

Ngoài ra, các hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp vẫn còn đang ở tình trạng tự phát, thiếu sự liên kết và chưa thật sự đủ mạnh để phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam mô phỏng theo các doanh nghiệp công nghệ trên thế giới. Văn bản pháp luật, cơ chế chính sách, chương trình hỗ trợ kỹ thuật hiện nay của chúng ta chưa dáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…

Đặc biệt, theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và quyết liệt hiện nay, đáp ứng xu hướng mới của đầu tư cho khoa học và công nghệ, một trong những biện pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ một cách hiệu quả là thông qua hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là những người có ý tưởng công nghệ mới, có mô hình kinh doanh sáng tạo và chấp nhận rủi ro để đưa những sản phẩm, dịch vụ ra thị trường. 

Theo các chuyên gia cần xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư mạo hiểm, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, đảm bảo cho các nhà đầu tư mạo hiểm có môi trường kinh doanh an toàn và hợp pháp, có quy định khuyến khích thành lập các công ty đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, có chính sách miễn, giảm thuế đối với hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…
 

Thu Dịu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Số 233/KH-UBND

Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập105
  • Hôm nay3,719
  • Tháng hiện tại1,343,223
  • Tổng lượt truy cập100,399,417
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây