Học tập đạo đức HCM

Những con đường mang tên: "Nông thôn mới"

Thứ tư - 19/04/2017 20:50
Phát triển giao thông nông thôn (GTNT) nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, tạo thêm nhiều cơ hội cho nhân dân giao thương, tìm đầu ra cho sản phẩm nông lâm nghiệp…

Với mục tiêu đó, trong những năm qua tỉnh ta đã huy động mạnh mẽ các nguồn lực làm đường GTNT. Hàng nghìn km đường giao thông các loại được đầu tư nâng cấp và làm mới. Phong trào làm đường GTNT được người dân trên địa bàn các huyện hưởng ứng nhiệt tình, đặc biệt là việc hiến đất mở rộng đường. Những con đường đất lầy lội ngày nào đang dần được thay thế bằng những tuyến đường nhựa, đường bê tông, tạo tiền đề vững chắc để xây dựng NTM tại mỗi địa phương...

 nhung con duong mang ten: 'nong thon moi' hinh anh 1

 Làm đường giao thông nông thôn tại xã Đông Thành, huyện Thanh Ba.

Đi trên những con đường bê tông phẳng lì, nghe những câu chuyện về phong trào làm GTNT của xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng bởi phần lớn đất để mở rộng các trục đường từ liên xã đến ngõ xóm đều do chính người dân các xóm trong xã tự nguyện hiến đất. Từ một góc bờ ao, đất thổ cư đến tường rào, cây cối, thậm chí là một góc công trình phụ, chuồng trại chăn nuôi… bà con đều sẵn sàng tháo dỡ để làm đường. Đồng chí Đinh Công Hường - Chủ tịch UBND xã Lương Nha cho biết: “Ngày trước, khi đi vào các khu dân cư đường sá gặp nhiều khó khăn, đường đất lô nhô, mùa mưa xe trơn trượt bánh, nhưng giờ đã khác rồi. Các thôn, xóm đều có đường bê tông vào đến từng ngõ, không còn cảnh lầy lội nữa. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đến nay gần 100% đường giao thông liên thôn, liên xóm ở xã Lương Nha đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa, bà con nông dân phấn khởi lắm”.

Xóm Đồi là khu dân cư có số hộ hiến đất nhiều, khi biết địa phương có chủ trương mở con đường liên xóm, khu dân cư đã nhiều lần tổ chức họp, phân tích cho bà con thấy rõ được lợi ích khi con đường mới được mở. Lúc đầu, một số hộ dân còn chưa đồng tình ủng hộ vì họ mất nhiều đất mà lại không được đền bù. Nhưng sau nhiều lần họp bàn, tất cả các hộ trong thôn đều đã đồng thuận hiến đất, có những gia đình đã hiến cả trăm mét vuông mà không đòi hỏi gì. Đưa tay về phía con đường bê tông vừa mới hoàn thiện ông Mai Thế Nhàn - Trưởng khu xóm Đồi xã Lương Nha cho biết: “Ngày trước, con đường này là đường đất, những ngày mưa, bùn lầy dính đầy bánh xe khiến cho việc đi lại của bà con trong xóm rất chật vật. Hưởng ứng chương trình xây dựng NTM của xã, được sự hỗ trợ xi măng, nhân dân trong xóm chúng tôi đã tự nguyện hiến đất góp tiền làm đường, các cháu đi học không lo trời mưa bùn bắn bẩn quần áo, còn những người nông dân chở xe lúa nặng nhưng vẫn chạy bon bon”.

Tuyến đường liên xã Minh Tiến - Tiêu Sơn, huyện Đoan Hùng có chiều dài gần 2km, tổng vốn đầu tư là 3,7 tỷ đồng khi triển khai thi công tuyến đường hơn 50 hộ dân hai bên ven đường đã không ngần ngại hiến trên 2,3ha đất để mở rộng, làm con đường nhựa, giúp nhân dân đi lại được thuận lợi. Ông Vũ Đình Tâm - Chủ tịch UBND xã Minh Tiến cho biết: “Do được sự đồng thuận cao của người dân, nên công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công rất thuận lợi. Giải phóng mặt bằng đến đâu là các hộ dân ven đường đều tự nguyện hiến đất mà không đòi hỏi bồi thường. Tuy nhiên để nhân dân đồng thuận, chúng tôi xác định là mọi việc làm đều phải phù hợp với ý muốn, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Có như vậy phong trào hiến đất ở các khu dân cư mới nhận được sự hưởng ứng của tất cả người dân”. Cùng cán bộ xã Minh Tiến, chúng tôi đến con đường liên thôn giữa khu 5 và khu 6 của xã nơi mà diện tích đất của bà con nhân dân địa phương hiến nhiều nhất để làm đường.

Ông Vũ Mạnh Trường - Trưởng khu 5, đồng thời là gia đình đã hiến trên 100m2 đất làm đường cho biết: “Khi triển khai làm con đường liên thôn này, chúng tôi đã thống nhất các hộ có đất giáp mặt đường tự nguyện hiến đất mở rộng đường. Ý Đảng hợp lòng dân, nên chỉ sau một thời gian ngắn vận động cán bộ, đảng viên, hội viên các tổ chức, đoàn thể ở khu đã gương mẫu hiến gần 1.000m2 đất”. Với phong trào làm đường giao thông mạnh mẽ, đến nay toàn xã Minh Tiến đã cứng hóa được trên 21km đường giao thông liên thôn, 1,1km đường nội đồng với tổng kinh phí đầu tư trên 20 tỷ đồng. Những con đường mới được làm cũng đồng nghĩa với việc bà con nông dân có cơ hội giao thương, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, đời sống của nhân dân địa phương được nâng lên, tạo tiền đề vững chắc để Minh Tiến hướng tới xã NTM.

Ông Nguyễn Trung Kiên - Phó Chủ tịch UBND huyện Đoan Hùng cho biết: “Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, trên địa bàn huyện Đoan Hùng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trong đó nổi bật nhất phải kể đến phong trào làm đường GTNT. Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng từ khi UBND tỉnh có cơ chế hỗ trợ xi măng xây dựng kết cấu hạ tầng NTM, toàn huyện đã dấy lên phong trào toàn dân chung sức, đồng lòng cùng Nhà nước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đem lại diện mạo mới cho nông thôn”.

Điều đáng ghi nhận trong quá trình xây dựng đường GTNT trong tỉnh là người dân đã đồng thuận hiến đất mà không hề toan tính thiệt hơn. Thậm chí, rất nhiều nông dân đều là những hộ nghèo, thu nhập thấp… nhưng họ vẫn sẵn sàng hiến đất vì những lợi ích cộng đồng. Những con đường trước đây chỉ 1 - 2m giờ đã được mở rộng 7 - 8m. Trong xây dựng NTM, việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng chiếm một khoảng thời gian và khối lượng công việc lớn. Trong khi quỹ đất ngày càng bị thu hẹp, việc người dân tình nguyện hiến đất phục vụ lợi ích công cộng càng có ý nghĩa lớn; càng khẳng định sức dân và sự đồng thuận, đoàn kết khi được đón nhận những chủ trương hợp lý, hợp tình. Mô hình hiến đất làm đường của các xã nói trên đang được nhân ra diện rộng. Đường mới từ sức dân sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi giúp nhân dân đẩy mạnh giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế và cũng là tiền đề cho phong trào làm GTNT của tỉnh phát triển mạnh những năm tiếp theo.

Từ khi phát động phong trào làm đường giao thông đến nay, đời sống của bà con ở vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Đường làng ngõ xóm rộng rãi, xe lớn, xe nhỏ đi lại dễ dàng đã tạo nhiều thuận lợi và không ngừng thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, CN-TTCN. Bên cạnh thuận lợi mà GTNT đem lại, đã tạo điều kiện cho các địa phương hoàn thiện việc rà soát quy hoạch sản xuất nông nghiệp và hệ thống thủy lợi nội đồng, đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ.

 
Theo Huy Công (Báo Phú Thọ)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập470
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm469
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại840,979
  • Tổng lượt truy cập92,014,708
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây