Học tập đạo đức HCM

Những kết quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới ở Hải Lăng

Thứ tư - 24/07/2013 22:44
Hiện 19/19 xã thuộc huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã phát động xây dựng nông thôn mới (NTM) và xây dựng xã văn hoá NTM. Đến ngày 31/12/2012, đã hoàn thành phê duyệt đồ án quy hoạch và ngày 12/3/2013 hoàn thành phê duyệt đề án xây dựng NTM của tất cả các xã. Tính đến tháng 6/2013, toàn huyện có 1 xã đạt 11 tiêu chí; 2 xã đạt 10 tiêu chí; 1 xã đạt 9 tiêu chí; 9 xã đạt 8 tiêu chí...và không có xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Sau khi hoàn thành công tác điều tra, khảo sát thực trạng xây dựng NTM tại các xã, thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo (BCĐ), tổ giúp việc xây dựng NTM, huyện Hải Lăng đã ban hành quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ. Đồng thời, thành lập tổ thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng xã NTM với 7 thành viên; 4 tổ công tác với 12 thành viên để phối hợp, giúp đỡ các xã, đơn vị tư vấn trong lập đồ án quy hoạch xây dựng NTM và trực tiếp giúp các xã lập đề án xây dựng NTM. Hàng năm, BCĐ xây dựng NTM huyện xây dựng chương trình hoạt động theo từng đầu việc cụ thể. Trên cơ sở đó phân công nhiệm vụ cho từng địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan phụ trách, tham mưu thực hiện. Công tác tuyên truyền, vận động cũng được thực hiện tốt nên bước đầu tạo được sự hưởng ứng cao trong cán bộ, đảng viên. Từ đó cán bộ, nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM và đã tự nguyện, tích cực tham gia thực hiện. 

Nuôi cá nước ngọt đem lại thu nhập khá ở xã Hải Phú, Hải Lăng


Về công tác đào tạo, tập huấn, từ năm 2011 đến nay huyện đã phối hợp với Chi cục PTNT, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh tổ chức 5 lớp và riêng huyện tổ chức được 4 lớp tập huấn về xây dựng NTM cho cán bộ xã, cán bộ HTX... Để huy động nguồn lực xây dựng NTM, ngoài nguồn kinh phí khai toán của 19 xã theo đồ án quy hoạch và đề án xây dựng NTM, địa phương đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành cấp huyện, các xã xây dựng kế hoạch, giải pháp, tuyên truyền vận động để huy động các nguồn lực, đóng góp sức người, sức của, mời gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, thực hiện xã hội hoá xây dựng NTM. Chỉ đạo lồng ghép các chương trình, dự án vay vốn của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh và các dự án đầu tư phát triển hiện đang triển khai để xây dựng các hoạt động xây dựng NTM. Lồng ghép các chương trình, dự án để phát triển sản xuất, hỗ trợ nước sạch và vệ sinh môi trường như: Tầm nhìn Thế giới, Tổ chức Oxfam Hồng Kông, Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ, Chương trình thích ứng biến đổi khí hậu... 

Nhiều chính sách, đề án để huy động các nguồn lực, kêu gọi đầu tư được ban hành nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cụ thể như: Chính sách khuyến khích phát triển mô hình sản xuất nông-lâm nghiệp giai đoạn 2012- 2013; Đề án khôi phục và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2011-2015; Đề án xây dựng HTX nông nghiệp điển hình tiên tiến giai đoạn 2012-2015... Kèm theo đó là các chính sách khuyến khích các xã phát triển sản xuất như: hỗ trợ giống cao su, giống lúa, xây dựng các mô hình trồng táo Thái Lan, trồng ném, trồng hoa, thanh long ruột đỏ, nuôi cá vược, bò lai, lợn nái ngoại... Về đào tạo nghề cho lao động, địa phương đã lồng ghép thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ năm 2011 đến nay đã mở được 77 lớp với 2.188 học viên tham gia, gồm các nghề như: may công nghiệp, trồng rau an toàn, kỹ thuật trồng cây cao su... Từ những hoạt động trên đã giúp các xã có sự chuyển biến trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã góp phần giữ vững tốc độ phát triển kinh tế -xã hội của huyện; cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp-xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư. 

Trong xây dựng cơ sở hạ tầng, qua 3 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, trên địa bàn huyện đã xây dựng được nhiều công trình hạ tầng, phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội. Về giao thông, đã đầu tư 74,302 tỷ đồng để xây dựng các tuyến đường gồm: đường liên xã; trục đường thôn, xóm; đường nội đồng. Đối với thuỷ lợi, đầu tư 124,287 tỷ đồng để kiên cố hoá gần 55,8 km kênh mương, xây dựng mới thêm được 13 trạm bơm và nạo vét, tu sửa 65,7 km kênh mương. Đầu tư 2,95 tỷ đồng để cải tạo 49,7 km đường dây điện chính; xây dựng mới 13 trạm biến áp. Xây dựng mới và đưa vào sử dụng 56 phòng học và phòng chức năng, 25 phòng nhà công vụ giáo viên, nâng cấp sửa chữa 15 phòng học, ngoài ra còn thực hiện các hạng mục khác như: sân chơi, bếp ăn, tường rào... Tổng kinh phí xây dựng ước tính 21,435 tỷ đồng. Nâng cấp và xây dựng mới 7 trạm y tế, với kinh phí xây dựng 14,513 tỷ đồng. Xây dựng 20 nhà văn hoá xã và thôn, kinh phí 19,843 tỷ đồng; làm mới 4 chợ tại các xã Hải An, Hải Khê, Hải Ba, Hải Phú và san lấp mặt bằng điểm thương mại dịch vụ tại xã Hải Thượng; nâng cấp 1 chợ tại xã Hải Hoà với tổng kinh phí các công trình 14,289 tỷ đồng. 

Trên lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, và bảo vệ môi trường cũng được địa phương chú trọng thực hiện. Từ năm 2010 đến nay, toàn huyện có thêm 5 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường toàn huyện hiện nay lên 32 trường đạt chuẩn, chiếm 52,4% (gồm 8 trường mầm non, 18 trường tiểu học và 6 trường THCS). 

Công tác phổ cập giáo dục thường xuyên được đẩy mạnh, đến nay 19/19 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập THCS. Trong công tác khám chữa bệnh, thực hiện tốt chính sách khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách, người nghèo, chế độ bảo hiểm tự nguyện được đảm bảo. Đến nay có 3 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (Hải Hoà, Hải An, Hải Tân), 6/20 trạm y tế xã có bác sĩ... 

Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển, toàn huyện hiện có 67 làng được công nhận làng văn hoá; có 11/19 xã có khu văn hoá thể thao, có 22 đội nhạc cổ truyền của các làng, thôn văn hoá; 53 trạm truyền thanh; 45 sân bóng đá, 90 sân bóng chuyền; 4 câu lạc bộ võ thuật. Hệ thống hạ tầng bưu chính viễn thông được đầu tư xây dựng và khôi phục; internet đã đến 83 thôn, tăng 18 thôn so với năm 2010. 

Các đơn vị đã tập trung thực hiện tốt Đề án 100% hộ sử dụng nước sạch và hố xí tự hoại, bán tự hoại. Đến nay, có 93,22% số người sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh, tăng 3,22% so với năm 2010; có 73,69% số hộ có hố xí tự hoại, bán tự hoại, tăng 13,69% so với năm 2010; thêm 18 thôn đã thành lập và đi vào hoạt động các tổ thu gom rác; địa phương đang xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh của huyện tại thôn Tân Diên, xã Hải Thọ để xử lý rác cho các xã trên địa bàn. 

Bên cạnh đó, các công trình bảo vệ môi trường nông thôn như: Xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm, xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang đã được các xã chú trọng thực hiện khá đồng bộ. Các hoạt động xây dựng hệ thống chính trị-xã hội vững mạnh, giữ gìn an ninh và trật tự xã hội được thực hiện tốt, góp phần giữ vững ổn định chính trị-xã hội và an ninh nông thôn.

Với chủ đề xây dựng NTM năm 2013 là “Chỉnh trang nông thôn”, sắp tới huyện Hải Lăng sẽ tiếp tục triển khai, đẩy mạnh thực hiện vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thông, chỉnh trang nông thôn, phát động phong trào thắp sáng đường quê... Phấn đấu đến năm 2015, xây dựng được 5/19 xã đạt chuẩn NTM, gồm các xã: Hải Thượng, Hải Phú, Hải Tân, Hải Ba, Hải Lâm. 
                                                             Bài, ảnh: THANH LÊ
Nguồn:baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập652
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại762,079
  • Tổng lượt truy cập93,139,743
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây