Học tập đạo đức HCM

Những người bạn của nông dân Phình Sáng

Thứ ba - 18/02/2014 22:16
Gần chục năm về trước, Phình Sáng là một trong những xã nghèo nhất huyện Tuần Giáo, Điện Biên. Từ khi có đường ô tô vào xã, điện lưới quốc gia được đưa đến từng nóc nhà sàn, đặc biệt là có sự vào cuộc của Hội ND, đời sống ở Phình Sáng đã là những gam màu ấm...
Đó là ghi nhận của phóng viên và cũng là chia sẻ của ông Giàng Sáy Trọ - Phó Chủ tịch UBND xã Phình Sáng.

Làm theo cán bộ, thu cả bồ thóc to...

Đổi thay lớn nhất ở Phình Sáng chính là tư duy, nhận thức của người dân. Thông qua các mô hình khuyến nông, khuyến lâm và hỗ trợ sản xuất, cho vay vốn giải quyết việc làm, các cán bộ Hội ND xã đã trực tiếp mang ngô, đậu tương giống vào tận bản hướng dẫn từng nhà cách canh tác, gieo trồng. 

Một vụ rồi hai vụ, thấy những hộ nghe theo cán bộ đều thu hoạch cả bồ thóc to, hết lo đói, thế là những hộ khác về theo, các bản đông đúc dần, không ai nghĩ đến chuyện du cư phá rừng làm rẫy nữa. “Gia đình tôi là những người tiên phong ở bản Nậm Mu từ bỏ thói quen du canh để định cư trồng lúa nước, đậu tương và nuôi trâu. Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ Hội ND xã, giờ đây gia đình không những đủ ăn mà còn làm được nhà vững chãi, sắm được ti vi, xe máy và lo cho các con đến trường...” - ông Mùa A Tới năm nay đã bước vào tuổi lục tuần chia sẻ. 

Giống lúa mới Hội ND xã đem về đã giúp bà con có những mùa bội thu
Giống lúa mới Hội ND xã đem về đã giúp bà con có những mùa bội thu

Theo Hội ND xã Phình Sáng, hiện đàn bò của xã đã lên đến gần 500 con; ngựa, trâu gần 1.400 con; đàn dê đang được nhiều gia đình xác định là nguồn để “xoá đói”. Cơ cấu cây trồng đang thay đổi theo hướng phát triển cây trồng có giá trị hàng hoá cao, như ngô, đậu tương. Diện tích trồng thuốc phiện vì thế đang ngày một thu hẹp. Xã Phình Sáng có 2 trường tiểu học với hơn 1.000 học sinh và 1 trường THCS với hơn 700 học sinh. Tỷ lệ trẻ đến tuổi đến trường đạt 95%.

Bạn thân của nông dân 


"Được vay vốn, hỗ trợ giống, kỹ thuật để làm kinh tế VAC, không chỉ tôi mà tất cả bà con đều tự tin khi có Hội ND làm chỗ dựa…” 

Bà Giàng Thị Sẻo

Đó là cách gọi thân mật bà con các bản dành tặng các cán bộ Hội nông dân (ND) xã. Mỗi khi chính quyền triển khai chủ trương, chính sách mới đến người dân, các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là Hội ND xã đóng vai trò quan trọng trong việc vận động, giải thích cho bà con. 

Ở vùng cao Phình Sáng, để bà con tin, nghe, làm theo, cán bộ hội phải về cùng ăn, cùng ở, cùng làm, hướng dẫn bà con. Như hướng dẫn mua phân bón đảm bảo chất lượng, thời điểm bón, tỷ lệ pha trộn, cách bón cho từng loại chân ruộng, từng loại cây. 4 năm trở lại đây, các giống ngô lai, lúa lai, đậu tương, rau màu cao sản mafà Hội cung cấp bà con đưa vào sản xuất đại trà trên đất nương phát triển tốt, nhờ đó nhiều hộ đã thoát đói nghèo. 

“Cuộc sống định cư đã đem lại cho bản làng Phình Sáng diện mạo mới mà ngày trước có mơ chúng tôi cũng không nghĩ tới. Gia đình tôi giờ đây ngoài trồng lúa, đậu tương, ngô còn có 2 ao cá cùng đàn bò 6 con, đàn dê 20 con. Được vay vốn, hỗ trợ giống, kỹ thuật để làm kinh tế VAC, không chỉ tôi mà tất cả bà con đều tự tin khi có Hội ND làm chỗ dựa…” - bà Giàng Thị Sẻo (60 tuổi) ở bản Khua Trá tâm sự.

Nói về công việc của mình, chị Lỳ Thị Nó - cán bộ Hội ND xã Phình Sáng tâm sự: “Làm công tác Hội ND ở các bản làng đồng bào dân tộc khó gấp nhiều lần ở dưới xuôi, phần vì điều kiện sống, trình độ dân trí còn thấp, phần do địa bàn núi rừng phân tán. Để thuyết phục ND, chúng tôi phải luôn gần gũi, sẻ chia với bà con…”. 
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập398
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại852,925
  • Tổng lượt truy cập92,026,654
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây