Học tập đạo đức HCM

Những "người mở đường" ở vùng xa Đác Lắc

Thứ hai - 22/09/2014 22:59
Nhiều miền quê, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đác Lắc hôm nay thật sự khởi sắc, đời sống văn hóa và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Kết quả đó có vai trò "xung kích" của các đảng viên, nhất là những bí thư chi bộ "mở đường".
Đảng viên, cựu chiến binh xã Ea Vy, huyện Ea H&rgb(0, 3, 9);leo (Đác Lắc) thăm và động viên gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Đảng viên, cựu chiến binh xã Ea Vy, huyện Ea H'leo (Đác Lắc) thăm và động viên gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Nằm cách trung tâm xã hơn 10 km, thôn Thanh Bình, xã Ea Sal, huyện Ea Ca có sáu dân tộc chung sống, người dân từ Thanh Hóa vào đây năm 1992. Chi bộ của thôn có 17 đảng viên, trong đó 13 người là cựu chiến binh từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và chiến tranh biên giới. Bí thư Chi bộ thôn Thanh Bình Hà Văn Phơi tâm sự: Mỗi đảng viên đều phát huy vai trò gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, nhất là các hoạt động vì cộng đồng; giúp nhau phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo; bảo đảm an ninh trật tự thôn xóm... Bí thư Hà Văn Phơi kể, ở chi bộ có các đồng chí, như ông Hà Công Hậu, 67 tuổi đời, 45 năm tuổi Đảng, là một gia đình làm kinh tế giỏi. Chỉ với hơn một ha đất nhưng các loại cây trồng cà-phê, tiêu, cây ăn trái... được bố trí hợp lý, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, mỗi năm thu nhập hơn 200 triệu đồng. Ông Hậu còn giúp đỡ bà con về vốn và kỹ thuật để cùng phát triển; ông Hà Văn Bè, dù đã 70 tuổi nhưng mỗi khi trong thôn có việc, từ tổ chức hội họp hay cần công tác hòa giải, vận động, ông đều tích cực tham gia. Ông cũng hăng hái đi đầu trong việc giao đất để thực hiện các công trình chung. Ông Bè bộc bạch: Muốn vận động mọi người cùng tham gia, trước tiên, mình phải giáo dục con cháu trong gia đình để làm gương, thì mọi người mới nghe.

Những năm qua, bà con thôn Thanh Bình đã hăng hái, tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (NTM). Bà con trực tiếp tham gia đóng góp hàng nghìn ngày công để mở đường giao thông liên thôn, mỗi hộ đóng góp 500 nghìn đồng để thuê máy móc, đồng thời hiến đất mở thêm nhiều tuyến đường giao thông liên thôn với chiều dài hơn bảy km, mặt đường rộng 8 m. Nét nổi bật trong phong trào xây dựng NTM ở thôn Thanh Bình là phát huy vai trò của các gia đình đảng viên, những công dân tiêu biểu, những người già có uy tín trong cộng đồng. Nhờ uy tín và tiếng nói của họ trong dòng tộc, xóm làng mà việc triển khai thực hiện NTM khá thuận lợi. Đảng viên Hà Văn Đưởng, người đi đầu trong phong trào hiến đất để mở rộng đường giao thông, cho biết: Gia đình tôi dù đông con, chỉ có hơn bảy sào vườn, nhưng khi có chủ trương mở rộng đường, gia đình tự tay chặt hơn 20 cây ăn trái, cây lâu năm có giá trị kinh tế cao trên đất, dời hàng trăm mét bờ rào để giải phóng mặt bằng. Bí thư Đảng ủy xã Ea Sal Nguyễn Hải Bình nhận xét: Thanh Bình là thôn vùng xa của xã. Nhờ lực lượng đảng viên nòng cốt, Ban tự quản thôn tâm huyết, hoạt động nhiệt tình nên thôn Thanh Bình năm nào cũng đi đầu trong thực hiện kế hoạch về các khoản đóng góp, thu ngân sách.

Dẫn chúng tôi đi trên con đường rộng rãi, đồng chí Nguyễn Văn Nhị, Bí thư Chi bộ thôn 7B, xã Ea Ô, huyện Ea Ca khoe: Trước đây, mấy con đường nội thôn này rất hẹp. Qua quá trình tuyên truyền, vận động, 93 hộ dân trong thôn đều đồng lòng, nhất trí hiến đất, tự dỡ bỏ tường rào, hoa màu để mở rộng đường theo tiêu chí NTM. Đây là quá trình "dân vận khéo" của Ban tự quản thôn, nhất là vai trò của một bí thư chi bộ như ông. Bài toán đặt ra là làm thế nào để người dân đồng thuận, cùng góp công sức, tiền của thực hiện chủ trương chung. Bí thư Nguyễn Văn Nhị chia sẻ, thực hiện phương châm "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau", Chi bộ, Ban tự quản thôn thống nhất chọn xóm nơi bí thư chi bộ, trưởng thôn sinh sống để triển khai trước, sau đó mới đến các xóm còn lại.

Cách làm trên đã động viên, khích lệ tinh thần tự nguyện của người dân. Nhờ vậy, chỉ trong một tháng, cán bộ, người dân thôn 7B đã tự nguyện hiến 8.340 m 2 đất, gần 1.400 cây ăn quả, cà-phê, điều và góp hàng trăm ngày công để làm sáu km đường cấp phối.

Từng làm Trưởng buôn và hiện là Bí thư Chi bộ buôn Kbung, xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin, ông Dhiăm Bdap nắm rất rõ đời sống, tâm tư nguyện vọng của bà con. Toàn buôn có 247 hộ nhưng hơn một nửa là hộ nghèo. Để đưa đời sống của bà con đi lên, trước hết phải thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Ông vận động bà con liên kết công ty lâm nghiệp trên địa bàn, nhận khoán trồng rừng và điều. Nhờ vậy, hơn 40 ha đất trống, đồi núi trọc trong buôn giờ đã phủ kín mầu xanh của cây rừng và điều. Buôn Kbung nằm trong vùng điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, mưa thì lụt, nắng lại hạn hán nên 30 ha đất trồng lúa chỉ làm lúa hai vụ, năm được, năm mất, nghèo đói triền miên. Trước thực trạng đó, một mặt ông kiến nghị xây dựng kênh mương thủy lợi, mặt khác ông tìm tòi, áp dụng kỹ thuật trong trồng trọt, chọn các giống ngắn ngày để đưa việc canh tác lúa lên ba vụ/năm. "Đầu năm 2010, khi thấy tôi cày ruộng làm lúa vụ ba, ai đi qua cũng ngao ngán lắc đầu vì sợ thất bại. Nhưng đây là việc làm có lợi cho cả gia đình và bà con nên tôi quyết tâm làm bằng được", ông Dhiăm Bdap bộc bạch. Sau ba tháng, hai sào ruộng nước nhà ông cho thu hoạch trên 20 bao lúa. Khi đã thành công, ông cùng Ban tự quản buôn tổ chức họp dân, trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn bà con cách chọn giống, chăm sóc. Đến nay đã có 40% số hộ trong buôn trồng lúa vụ ba, nhờ vậy không còn lo đói giáp hạt. Thực hiện phong trào xây dựng NTM, ông cùng Ban tự quản buôn xây dựng các con đường, giao cho từng đoàn thể quản lý, đồng thời vận động các hộ hiến đất, tự nguyện dỡ bỏ hoa màu để mở rộng, nâng cấp đường giao thông nội thôn.

Sau 10 năm gắn bó buôn làng trên cương vị Trưởng buôn, Bí thư chi bộ, cái được và cũng là niềm vui lớn nhất đối với ông là buôn đã giảm 30 hộ nghèo.

Nguyễn Hồng
Nguồn: nhandan.com.vn



 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập454
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại860,017
  • Tổng lượt truy cập92,033,746
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây