Học tập đạo đức HCM

Nỗi lo hậu cần nghề cá miền Trung

Thứ ba - 04/11/2014 01:52
Nhiều cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền thiếu và yếu trong khâu quy hoạch, xây dựng bất cập, không đáp ứng nhu cầu hậu cần nghề cá và tránh trú bão... đang là nỗi lo của ngư dân các tỉnh miền Trung.

Cảng cá bất cập, âu thuyền bất an

Các tỉnh Duyên hải miền Trung có nghề cá lâu đời, đội tàu đánh bắt tương đối lớn với hàng trăm ngàn lao động trên biển, nhưng lâu nay công tác hậu cần nghề cá vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Tại Quảng Nam có 3 cảng cá là Tam Kỳ, Cửa Đại và An Hòa, nhưng đều bất cập, thiếu đồng bộ trong xây dựng các hạng mục và thiếu hợp lý khi lựa chọn địa điểm nên vô tình... gây khó, buộc ngư dân phải cập vào các cảng cá do tư nhân xây dựng manh mún và tự phát. Ông Nguyễn Văn Khương, Trưởng phòng Kinh tế TP. Hội An cho biết: Cảng cá Cửa Đại được phê duyệt và tiến hành xây dựng từ năm 1999 với số vốn đầu tư gần 19 tỷ đồng. Năm 2003, dự án xây dựng xong bờ rào, cầu cảng, nhà tiếp nhận thủy sản và một vài hạng mục khác. Sau đó, dự án phải tạm dừng để chuyển giao cho Công ty Đầu tư xây dựng, TM&DV Cù Lao Chàm. "Từ khi chuyển giao đến nay, công trình hoàn toàn không được xây dựng thêm nên không được sử dụng cho mục đích thiết thực nào" - ông Khương nói.

Cảng cá Tư Hiền, xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa thiên - Huế làm chủ đầu tư với kinh phí 29 tỷ đồng, được bắt đầu xây dựng vào tháng 8/2004 và hoàn thành vào tháng 8/2010. Tuy nhiên, hơn 3 năm nay công trình này phơi mưa, phơi nắng, dẫn đến hư hỏng nặng.

Dịch vụ hậu cần ở cảng cá Quảng Nam không đủ đáp ứng khi tàu thuyền cập bến

Ngoài bất cập tại các cảng cá, nhiều âu thuyền tránh trú bão vẫn tiềm ẩn bất an cho tàu thuyền của ngư dân. Theo ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Đà Nẵng, hiện khu neo đậu tàu thuyền Thọ Quang với sức chứa khoảng 800 tàu nhưng thực tế số lượng tàu neo đậu trên địa bàn đã lên tới 1.800 tàu (Đà Nẵng: 1.200 chiếc, ngoại tỉnh: 600 chiếc). Việc thiếu âu thuyền tránh bão không chỉ gây khó khăn cho ngư dân về nơi neo đậu, mà còn ảnh hưởng đến vấn đề phát triển đánh bắt hải sản ở địa phương.

 

Ưu tiên đầu tư hạ tầng, cảng cá...

Tại Hội nghị phát triển bền vững vùng Duyên hải miền Trung được tổ chức tại Quảng Nam (tháng 6/2014), ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, trên địa bàn 9 tỉnh, thành phố miền Trung có 17 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá với sức chứa khoảng 11.225 tàu có công suất dưới 400 CV. Nhưng trên thực tế, các khu này vẫn tận dụng điều kiện tự nhiên là chủ yếu và chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của ngư dân và yêu cầu tránh, trú trong tình huống thiên tai. Nguyên nhân, thiết kế, xây dựng không đồng bộ do thiếu nguồn kinh phí, hệ thống luồng vào không đảm bảo do luôn bị bồi lấp.

Việc không có âu thuyền khiến ngư dân chưa mạnh dạn trong đầu tư ngư lưới cụ để phục vụ khai thác trên phá và đánh bắt xa bờ. Ông Nguyễn Thu, ngư dân xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, khi vươn khơi đều đưa tàu vào đất liền nạp nhiên liệu, mua nước đá và các vật dụng cần thiết. Mỗi chuyến ra vào như vậy tốn 200 lít dầu, tương đương 5 triệu đồng. "Ngư dân Lý Sơn chúng tôi mong muốn vùng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn sớm hoàn thiện để tránh trú bão an toàn cho khoảng 500 tàu công suất 400 CV, hình thành cơ sở hạ tầng nghề cá tại địa phương để ngư dân an tâm bám biển làm ăn".

Mới đây, tại buổi làm việc tại Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, Chính phủ ưu tiên tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, các khu cảng, neo đậu, trú tránh bão cho tàu thuyền khu vực miền Trung. Theo Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 1349/2011/QĐ-TTg, vùng miền Trung sẽ có 72 khu neo đậu, tránh bão cho tàu thuyền. Tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch 11.230 tỷ đồng. Chính phủ đã có Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 về việc Phê duyệt quy hoạch cảng cá, bến cá Đà Nẵng đến năm 2020, trong đó cảng cá Thọ Quang là cảng cá loại I, đồng thời bổ sung thêm 1 âu thuyền tại Đà Nẵng. Tại Quảng Nam, ngoài việc nâng cấp âu thuyền Hồng Triều và An Hòa, UBND tỉnh đang đầu tư xây dựng khu neo đậu tàu thuyền Cửa Đại để sớm đưa vào hoạt động trước mùa mưa bão năm nay. Trong khi đó, dự án âu thuyền Đề Gi (tỉnh Bình Định) cũng được tài trợ 47 tỷ đồng để mở rộng khu neo đậu trú bão, các dịch vụ nghề cá... 

>> Theo các chuyên gia, một trong những giải pháp cho vấn đề dịch vụ hậu cần nghề cá hiện nay là ưu tiên đầu tư xây dựng trước một trung tâm hậu cần nghề cá tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ - Tây Nguyên, trong tổng số 5 trung tâm hậu cần nghề cá mà Bộ NN&PTNT đã đề xuất Chính phủ xây dựng tại các khu vực trong cả nước.

Thạch Hà 

Thủy sản Việt Nam


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập625
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm621
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại45,671
  • Tổng lượt truy cập88,724,005
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây