Học tập đạo đức HCM

Nông dân tự quyết việc... tiêu tiền của xã

Thứ hai - 08/12/2014 21:34
Trong 5 năm, 87 xã ở tỉnh Hòa Bình được cấp từ 200-300 triệu đồng/xã/năm làm quỹ phát triển. Nguồn quỹ này được chính người dân quyết định sẽ tiêu vào việc gì, tiêu như thế nào thông qua việc lập kế hoạch đầu tư các công trình quy mô nhỏ gắn với giảm nghèo.

Đó là cách làm của Cơ quan Hợp tác phát triển (SDC) thuộc Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ thông qua Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình (Chương trình PSARD). Năm 2015 chương trình này mới kết thúc, nhưng ngay từ cuối năm 2014, UBND tỉnh Hòa Bình đã có quyết định sử dụng ngân sách của tỉnh để duy trì hoạt động trong các năm tới.

Dân bàn, dân làm, dân kiểm tra

Những ngày cuối năm 2014, ông Nguyễn Văn Tỵ - Trưởng xóm Đồng Bài (xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn) bận rộn hơn bởi phải trực tiếp giám sát việc làm con đường bê tông nối từ xóm Đồng Bài ra xóm Cuốc - là điểm trung tâm của xã Phú Minh. “Con đường này dài khoảng 1km, trước đây nó là đường đất, rất lầy lội khó đi lại nên trẻ em trong xóm đi học phải đi vòng khoảng 5km, người lớn ra trung tâm xã cũng rất vất vả”- ông Tỵ bày tỏ.

Người dân xóm Đồng Bài đề xuất lên UBND xã về việc hỗ trợ xây dựng con đường này từ nguồn Quỹ Phát triển xã, Chủ tịch UBND xã - ông Hoàng Công Thực đã tổ chức một cuộc họp các trưởng thôn, xóm trong toàn xã và nhất trí dành nguồn quỹ cho Đồng Bài làm đường. UBND xã đưa hạng mục này vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã năm 2014 và ông Thực quyết ngay việc giải ngân.

 



Con mương thủy lợi ở xóm Đồng Bài giúp người dân làm thêm được vụ đông, góp phần xóa đói giảm nghèo. 
 
Ngay sau đó, ông Tỵ và người dân trong xóm tự xây dựng kế hoạch để làm con đường. “Khi lập xong kế hoạch, chúng tôi chuyển lại cho UBND xã thông qua và nhận tiền để triển khai. Toàn bộ quy trình này chỉ mất khoảng hơn 1 tháng”- ông Tỵ cho hay.
 

Anh Nguyễn Tô Hoài - người dân thôn Đồng Bài cũng bày tỏ, tại các buổi họp xóm, người dân thảo luận về kế hoạch này rất sôi nổi. Khi tất cả đồng thuận, bà con chia nhau ra làm 3 tổ, mỗi tổ làm trong 3 ngày để tổ chức đổ bê tông làm đường. Anh Hoài cho biết: “Mỗi tổ trưởng có một bản dự toán và bản vẽ kỹ thuật của con đường. Làm tới đâu, chúng tôi tới nhà văn hóa thôn lấy vật liệu tới đó. Là người làm trực tiếp nên chúng tôi giám sát nguyên vật liệu đầy đủ”.

Đầu tháng 12, con đường này hoàn thành gần 300m. Còn lại 700m, ông Thực cho biết xã sẽ hỗ trợ thôn làm nốt trong năm tới. Dẫu vậy, trẻ em cũng đã đi lại được, rút ngắn quãng đường tới trường gần 4km.

Trước đó, xóm Đồng Bài cũng được hỗ trợ khoản vốn 200 triệu đồng, người dân chọn làm công trình mương thủy lợi để có thể làm được thêm vụ đông. Hiện trên cánh đồng của xóm đã bắt đầu xuất hiện các ruộng dưa chuột, khoai lang và người dân dự kiến sẽ trồng thêm các loại rau ngắn ngày để tăng thu nhập. Ông Nguyễn Văn Tỵ cũng chỉ cho chúng tôi xem một công trình thủy lợi cách đó không xa do một đơn vị cấp tỉnh làm chủ đầu tư. Công trình đó hiện đang bỏ hoang do thi công phần dẫn nước từ thấp lên… cao khiến nước không vào được ruộng. “Họ tới làm không bàn bạc gì với dân, làm xong bỏ đi công trình không sử dụng cũng không có ai chịu trách nhiệm”- ông Tỵ phàn nàn.

“Với” tới những công trình nhỏ nhất

Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Chương trình PSARD Hòa Bình cho biết, đây là mô hình giúp người dân có thể tham gia vào quá trình quản lý ở cấp xã thông qua việc phân cấp đầu tư, đồng thời cũng giúp cấp thôn, xã xây dựng các kế hoạch vi mô cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

“Để người dân tham gia được vào quá trình này, chúng tôi tổ chức các lớp học hiện trường, các buổi tập huấn về lập kế hoạch kinh tế xã hội cấp xã. Các công trình vi mô mà quỹ phát triển xã duyệt chi hỗ trợ đều phải có trong bản kế hoạch cấp xã”- ông Minh chia sẻ.

Đây là mô hình khá giống với cách làm của Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhưng theo ông Nguyễn Ngọc Điệp- Phó Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Hòa Bình, sự khác biệt của nó là người dân tham gia ngay từ khâu lập kế hoạch kinh tế xã hội của xã và tự quyết việc xây dựng các công trình quy mô nhỏ, phi tiêu chuẩn như bai đập nhỏ, kênh mương nội đồng... “Chương trình 135 hay Chương trình xây dựng nông thôn mới có nhiều công trình lớn hàng chục tỷ đồng. Ở đây chương trình hướng tới những công trình quy mô rất nhỏ mà cấp tỉnh, huyện không “với” tới và cũng không bảo trì, bảo dưỡng được. Ban đầu khi thực hiện, các xã cũng rất lúng túng vì số liệu mỗi nơi khai một kiểu. Chúng tôi phải họp bàn và thống nhất cách lập kế hoạch và hướng dẫn người dân thông qua cuốn Sổ tay với cách trình bày dễ hiểu. Giờ xã và thôn vào cuộc tự lập kế hoạch thì năng lực của cấp thôn, xã cũng được nâng lên”- ông Điệp nói.

Vì các công trình có sự tham gia của người dân nên họ đều đóng góp thêm về công sức, nguyên vật liệu và hiến đất... Nhờ thế mà giá thành công trình giảm đáng kể. Như nhà văn hóa thôn Bảm (xã Tây Phong, huyện Cao Phong) rất khang trang, bề thế nhưng tổng giá trị xây dựng chỉ khoảng 200 triệu đồng.

   Chương trình PSARD có tổng vốn hơn 6,5 triệu USD, trong đó SDC tài trợ hơn 4 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của Hòa Bình. Tới tháng 9.2014, ngân sách của SDC đã giải ngân được khoảng 69%. Ngoài Hòa Bình, SDC cũng triển khai chương trình tại Cao Bằng.
 
 Đổi mới lập kế hoạch kinh tế - xã hội cấp xã theo phương pháp có sự tham gia của người dân đang được áp dụng ở khoảng 30 tỉnh và một số nơi đã thành công. Khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn hiện nay là ở cấp trung ương chưa có một khung pháp lý chung về đổi mới lập kế hoạch cấp xã. Vì thế, cần hoàn thiện khung pháp lý chung, trong đó cấp tỉnh đóng vai trò quyết định thực hiện các giải pháp đổi mới lập kế hoạch cấp xã, tăng cường phân cấp đầu tư cho cấp xã, đào tạo và trao quyền cho cộng đồng trong các chương trình, dự án giảm nghèo.
(Khuyến nghị của Oxfam sau khảo sát về đổi mới lập kế hoạch cấp xã tại 7 tỉnh)
Lê Huyền
Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập178
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm175
  • Hôm nay39,076
  • Tháng hiện tại880,277
  • Tổng lượt truy cập93,257,941
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây