Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp Thủ đô tiệm cận mốc 2 tỷ USD

Chủ nhật - 01/07/2018 23:21
Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2017 của Hà Nội đạt 35.133 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), giá thực tế đạt 43.110 tỷ đồng và năm 2018 đang tiệm cận mốc 2 tỷ USD.

Đó là điều mà ít ai ngờ về một Thủ đô mà nông nghiệp lại có đóng góp lớn đến thế.  

Cơ cấu giá trị dần đẹp

Cơ cấu về giá trị sản xuất năm 2017 của Hà Nội khá đẹp với trồng trọt, lâm nghiệp 44,40%; chăn nuôi, thủy sản 52,56%; dịch vụ nông nghiệp 3,04%. Trong lĩnh vực trồng trọt, Hà Nội đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn, với giá trị tăng từ 3 - 8 lần so với trồng lúa, trong đó chủ yếu chuyển đổi sang cây ăn quả, cây rau và cây trồng có giá trị kinh tế cao. Cụ thể, diện tích sản xuất rau tăng lên 33.537 ha năm 2017, diện tích rau an toàn ổn định 5.044 ha, diện tích hoa, cây cảnh tăng lên 6.237 ha.

Diện tích lúa giảm từ 203.331 ha (năm 2015) xuống còn 189.862 ha (năm 2017). Tuy tổng sản lượng lúa giảm từ 1,173 triệu tấn (năm 2015) xuống còn 1,052 triệu tấn (năm 2017) nhưng diện tích lúa chất lượng cao tăng từ 34.000 ha năm 2015 lên 42.000 ha năm 2017.

Đã tổ chức được 154 cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa chất lượng cao với quy mô trên 100ha tại 86 HTX của 14 huyện ngoại thành, hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 8,9 triệu đồng/ha lúa truyền thống, điển hình như: xã Tam Hưng (Thanh Oai); xã Quảng Phú Cầu, xã Phù Lưu, xã Hòa Phú, xã Minh Đức (Ứng Hòa); xã Bắc Phú, xã Tân Hưng (Sóc Sơn); xã Liên Hà (Đông Anh)...

101 vùng sản xuất rau an toàn tập trung với quy mô từ 20 ha trở lên; 50 vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung với quy mô 20 ha/vùng. Xây dựng được 12 nhãn hiệu tập thể (bưởi tôm vàng Đan Phượng, bưởi đường Quế Dương, cam canh Kim An, bưởi Phúc Thọ, bưởi Chương Mỹ, bưởi Sóc Sơn, phật thủ Đắc Sở, nhãn muộn Đại Thành, nhãn muộn Hoài Đức, chuối Cổ Bi, chuối Vân Nam, ổi Đông Dư).

Ở lĩnh vực chăn nuôi, Hà Nội tập trung đẩy mạnh việc mở rộng và nâng cao chất lượng sản xuất, cung cấp con giống theo phương pháp nhập đàn giống chất lượng cao từ nước ngoài để cải tạo đàn giống vật nuôi trong nước. Đặc biệt, đã xây dựng Trung tâm Sản xuất tinh bò ứng dụng công nghệ cao.

08-33-51_dsc_0061
Mô hình nuôi lợn cho ăn tảo xoắn

Kết quả là tỷ lệ lợn nái ngoại thuần và nái ngoại chiếm 86%, tỷ lệ lợn thịt giống ngoại chiếm trên 90%; tỷ lệ bò sữa cao sản HFF3 trở lên chiếm 65%, bò HFF2 chiếm 18%, bò HFF1 chiếm 7%, bò HF thuần chủng chiếm 10%; tỷ lệ đàn bò thịt được phối giống với tinh bò ngoại chất lượng cao như bò lai Sind, Brahman, Droughmaster, BBB… trên 90%. Thành phố đã phát triển 15 vùng chăn nuôi tập trung quy mô lớn ngoài khu dân cư, phát triển 76 xã chăn nuôi trọng điểm, phát triển 3.941 trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư.

Đã hình thành 56 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở các huyện: Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ba Vì, Chương Mỹ, Thanh Trì, Thường Tín. Tổng diện tích đưa vào nuôi trồng thủy sản toàn thành phố đạt trên 20.000 ha, với tổng sản lượng nuôi đạt trên 93.600 tấn tăng 7,9% so với năm 2015. Sản xuất cá giống phát triển ổn định, hàng năm cung cấp trên 1.500 triệu con cá giống các loại đáp ứng được 90% nhu cầu con giống đảm bảo chất lượng trên địa bàn Thành phố.  

Nông nghiệp công nghệ cao, không cao như kỳ vọng

Việc ứng dụng NNCNC của Hà Nội thời gian gần đây đã được đẩy mạnh trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản. Hiện thành phố có 123 mô hình ứng dụng NNCNC. Giá trị sản phẩm NNCNC trong lĩnh vực trồng trọt chiếm khoảng 18%, chăn nuôi 34%, thủy sản 13%.

Cụ thể, lĩnh vực trồng trọt áp dụng vào canh tác rau với 119 ha nhà lưới; 15 ha tưới tiết kiệm; 05 nhà sơ chế rau với tổng diện tích 458 m2. Trong canh tác hoa có khoảng 110ha ứng dụng CNC ở một số khâu. Tổng diện tích nhà màng, nhà lưới của các vùng hoa hiện nay là 68,3 ha, trong đó có 0,1 ha bước đầu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Điển hình như mô hình trồng hoa lan công nghệ cao của HTX Đan Hoài - Flora Việt Nam (Đan Phượng), HTX Hoa, cây cảnh Thụy Hương (Chương Mỹ)…

Trong sản xuất cây ăn quả có 924,5 ha ứng dụng CNC gồm 634 ha ứng dụng giống chất lượng cao; 372 ha chuối ứng dụng 2 tiêu chí sản xuất nông nghiệp CNC (giống nuôi cấy mô và bao buồng). Điển hình như bưởi Diễn (Chương Mỹ); cam Canh (Thanh Oai); nhãn chín muộn (Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm); chuối tiêu hồng ở các xã Tự nhiên (Thường Tín), Văn Khê (Mê Linh), Trung Châu (Đan Phượng), Cổ Bi (Gia Lâm)...

Cây chè có 306,5 ha (chiếm 10,2%) diện tích sản xuất chè ứng dụng CNC; trong đó 30 ha ứng dụng đồng bộ CNC; 186 ha sử dụng giống mới giá trị và chất lượng cao; 90 ha sử dụng phân bón sinh học, hữu cơ, thuốc thảo dược; 30 ha ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, điển hình như xã Ba Trại, xã Yên Bài, huyện Ba Vì.

Việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất trồng trọt cũng được tăng cường, năm 2017 toàn thành phố có 5.676 máy làm đất (tăng 938 máy so với năm 2013), 281 máy gieo cấy, 990 máy phun thuốc bảo vệ thực vật có động cơ, 877 máy gặt đập liên hợp. Đưa tỷ lệ cơ giới hóa về làm đất 97%, gieo cấy 2,55%, phun thuốc bảo vệ thực vật có động cơ 46%, thu hoạch bằng máy 85%.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, về giống đã nhập các giống gà, lợn ông bà, bố mẹ từ nước ngoài để cải thiện chất lượng đàn giống trong nước. Đối với chăn nuôi lợn và gà sử dụng hệ thống chuồng kín đạt 30% số trại chăn nuôi quy mô lớn; đối với chăn nuôi bò sữa sử dụng hệ thống làm mát đạt trên 80%; bò thịt đạt trên 50%.

08-33-51_dsc_0038
Chế biến thịt lợn nuôi bằng tảo xoắn

Có 75% số trại bò sữa; 44% số trại chăn nuôi bò thịt; 44% số trại chăn nuôi lợn quy mô lớn ngoài khu dân cư đã sử dụng hầm biogas; 65% số trại chăn nuôi bò sữa; 28% số trại chăn nuôi bò thịt; 29% số trại chăn nuôi lợn và 34% số trại chăn nuôi gà sử dụng chế phẩm xử lý môi trường trong chăn nuôi.

Riêng đối với chăn nuôi lợn đã có 2 trại chăn nuôi quy mô lớn sử dụng biện pháp xử lý môi trường theo cơ chế phát triển sạch (CDM). Trong lĩnh vực thủy sản đã đưa ứng dụng CNC vào sản xuất như: ứng dụng làm giàu oxy bằng quạt nước trên diện tích 4.200 ha, sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường nước trên 600ha và sử dụng công nghệ Biofloc gần 12ha.

Tuy nhiên làm theo CNC vẫn chỉ dừng lại ở mô hình nhỏ lẻ, khó áp dụng trên diện rộng. Việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp còn hạn chế. Công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới còn yếu. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn là mối lo của người tiêu dùng. Các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều, xuất khẩu còn thiếu đổi mới...

Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập382
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại854,262
  • Tổng lượt truy cập92,027,991
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây