Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp là lĩnh vực sở hữu cơ hội tăng trưởng và đầu tư quốc tế hàng đầu Việt Nam

Thứ hai - 23/10/2017 08:54
Ấn phẩm “Spotlight on Viet Nam” (Tiêu điểm Việt Nam) do PwC thực hiện nhân dịp Việt Nam đảm nhận vai trò chủ nhà Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC 2017) nhận định, Việt Nam được kỳ vọng là nền kinh tế phát triển nhanh nhất từ nay đến năm 2050.

Theo đó, "Tiêu điểm Việt Nam" phân tích sâu những ngành có tiềm năng đầu tư lớn:

Đầu tiên là lĩnh vực thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO), với tốc độ tăng trưởng từ 20% đến 35% hàng năm trong thập niên qua. Với 40.000 cử nhân công nghệ thông tin gia nhập thị trường lao động hàng năm, ngành BPO đang có sự thuận lợi về nhân lực.

Theo PwC, một số quốc gia đã đi trước về phát triển thuê ngoài và ghi nhận doanh số đóng góp lớn cho GDP, điển hình như Ấn Độ. Việt Nam tuy mới bắt đầu nhưng đã chứng tỏ cơ hội phát triển thuê ngoài để phát huy tối đa lợi thế nhân sự, nhân công lao động, thực tế ở một số thị trường như Nhật Bản. Theo đó, doanh số ban đầu 2 tỷ USD thu được từ lĩnh vực này ở cuối 2015 là một tín hiệu sáng và triển vọng lớn. 

Thứ hai, năng lượng sẽ là các ngành đầu tư "của tương lai". Theo bà Đinh Thị Thanh Vân - Tổng giám đốc PwC Việt Nam, trong những năm qua, Việt Nam đã phát triển mạnh về thủy điện và nhiệt điện. Tuy nhiên thủy điện hiện đã được khai thác gần như "cạn" và vướng những yếu tố tác động môi trường.

Các cột điện gió trên biển thuộc Nhà máy điện gió Bạc Liêu (Nguồn ảnh: Internet)
Các cột điện gió trên biển thuộc Nhà máy điện gió Bạc Liêu (Nguồn ảnh: Internet)

Nghiên cứu cho rằng, các nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất điện tại Việt Nam đang đối mặt một số vấn đề. Thủy điện đã gần như khai thác tối đa. Các nhà máy điện sử dụng tua bin khí và than thì dựa vào nguồn nguyên liệu đắt đỏ và giới hạn. Nhiệt điện đang được phát triển song phụ thuộc nhập khẩu than.

Trong khi đó, mức tiêu thụ năng lượng trong nước ngày càng tăng. Xu hướng phát triển năng lượng sạch trong quy hoạch chiến lược phát triển tới 2030 và tầm nhìn tới 2050 đã được Chính phủ Việt Nam đề cao và ban hành các chính sách thúc đẩy, tuy nhiên mới chỉ chiếm 37% tổng sản lượng phát triển năng lượng của Việt Nam.

Với lợi thế quốc gia cận nhiệt đới, năng lướng sạch với năng lượng mặt trời và năng lượng gió sẽ trở thành một lựa chọn hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, ngành khách sạn hạng sang và cao cấp còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. Trên thực tế, theo PwC, phân khúc này vẫn đang có nguồn cung hạ tầng thấp hơn so với những điểm đến du lịch lớn trong khu vực.

Số lượng khách sạn hạng sang và cao cấp mới tham gia thị trường hàng năm còn thấp so với những điểm đến du lịch lớn trong khu vực. Đơn cử như theo số liệu của JLL, TP HCM chỉ có hơn 1.000 phòng khách sạn mới năm 2017 trong khi con số này ở Manila hay Jakarta là hơn 3.100 phòng.

Theo PwC, số lượng khách nước ngoài đến du lịch ngày càng tăng và sự tăng trưởng về chi tiêu của tầng lớp trung lưu đồng nghĩa với tiềm năng đầu tư lớn vào ngành khách sạn cao cấp.

Việt Nam đã và đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, với mức chi tiêu cho cơ sở hạ tầng/GDP chỉ thấp hơn Trung Quốc (5,8%) và vượt qua nhiều quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Phillippines và Malaysia. Điều này sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng của ngành du lịch và mang đến dự báo tốt cho ngành khách sạn.

Thứ tư, nỗ lực của chính phủ trong việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang mở ra cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp hiện đại và công nghiệp thực phẩm. Theo PwC, nông nghiệp là một trong 5 lĩnh vực sở hữu nhiều cơ hội tăng trưởng và đón nhận làn sóng đầu tư quốc tế thời gian tới.

Tổng sản lượng chế biến xuất khẩu các sản phẩm nông chiếm 20% tổng sản lượng xuất khẩu. Thế nhưng giá thành xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp, nguyên do sử dụng công nghệ thấp và sản xuất nhỏ, lẻ, khó áp dụng công nghệ để nâng cao sản lượng, chất lượng và qua đó nâng cao giá thành.

Thanh long Việt Nam đã nhập khẩu vào thị trường Úc (Nguồn ảnh: Internet)
Thanh long Việt Nam đã nhập khẩu vào thị trường Úc (Nguồn ảnh: Internet)

Sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập tăng cao và quá trình đô thị hóa nhanh đã làm thay đổi lối sống, thói quen ăn uống. Người tiêu dùng ngày càng chuộng các loại thực phẩm đóng gói và đã qua chế biến với chất lượng và tính tiện dụng cao.

Theo đó, tiềm năng đầu tư vào lĩnh vực này là vô cùng khả quan. "Tất nhiên, từ ngành nông nghiệp xuất phát thấp đến một ngành nông nghiệp hiện đại, Việt Nam sẽ cần một nguồn lực đầu tư rất lớn. Và đó chính là điểm trũng đầu tư tới đây" - bà Đinh Thị Thanh Vân nói.

Chính phủ đang kỳ vọng vào vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật của nông nghiệp và giúp nông dân tiếp cận công nghệ hiện đại nhiều hơn.

Thứ năm, lĩnh vực bán lẻ ngân hàng trong những năm gần đây ở Việt Nam phát triển mạnh. Sự rút lui của ANZ khỏi lĩnh vực ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam không có nghĩa tiềm năng của ngành này đang kém. Thậm chí, mảng ngân hàng bán lẻ của ANZ đang rất tốt nên được một công ty tài chính Hàn Quốc mua lại.

Nhu cầu của hàng loạt sản phẩm ngân hàng bán lẻ được dự báo sẽ tăng cao như bảo hiểm qua ngân hàng hay quản lý tài sản. Điều này là nhờ tầng lớp trung lưu tăng trưởng mạnh.

Dù vậy, so với quy mô dân số và thị trường, bán lẻ ngân hàng mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp. Thực tế các ngân hàng thương mại nội địa đã chuyển sang mô hình ngân hàng bán lẻ và dựa trên nền tảng đầu tư công nghệ, phát huy công nghệ số vào tài chính ngân hàng.

Mặc dù tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chiếm 90% giao dịch được thực hiện trong nước, song điều này sẽ không kéo dài lâu. Tỷ lệ chấp nhận giao dịch điện tử đang cải thiện một cách tích cực.

PwC dẫn số liệu của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) ghi nhận giá trị giao dịch thông qua hệ thống đã tăng gấp đối từ năm 2015 đến năm 2016.

Có nghĩa rằng sẽ có cơ hội trong bán lẻ tài chính ngân hàng, nơi mà sự hiện diện của các tổ chức, tập đoàn đầu tư tài chính quốc tế vào thị trường này vẫn chỉ mới "bắt đầu".

Ông Grant Dennis – Phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ tư vấn hoạt động PwC cho rằng, các vấn đề về kế tục thế hệ và tăng trưởng ở quy mô mới, phù hợp chuyển động thị trường đang đặt các doanh nghiệp nhỏ và vừa  của Việt Nam trước những thách thức mới.

Trước làn sóng thâm nhập của doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp nội địa muốn nâng cao năng lực cạnh tranh phải tham gia đối thoại cởi mở với chính phủ và có một chiến lược kỹ thuật số cho bản thân.

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân – Tổng giám đốc PwC Việt Nam nhận định: “Những ngành này cho thấy Việt Nam có tiềm năng cải thiện vị thế trong chuỗi giá trị, khai thác nguồn nhân lực, kiến thức và nền tảng công nghệ một cách tốt hơn. Đây là thời điểm chín muổi để thương hiệu Việt Nam được thiếp lập và công nhận, không chỉ nhờ vào sản xuất thâm dụng lao động mà còn nhờ sức bật để chuyển mình thành một nền kinh tế thu nhập cao”.

Nông nghiệp công nghệ cao (Nguồn ảnh: Internet)
Nông nghiệp công nghệ cao (Nguồn ảnh: Internet)

Theo bà Vân, để thành công tại Việt Nam, các nhà đầu tư cần hiểu được tiềm năng, cơ hội, thách thức cũng như mức độ phức tạp của thị trường.

Phát biểu trong sự kiện giới thiệu ấn phẩm đặc biệt của PwC mang tên "Spotlight on Viet Nam" (Tiêu điểm Việt Nam), với mục đích cung cấp cái nhìn toàn diện về triển vọng tươi sáng của nền kinh tế Việt Nam, đại diện PwC cho biết: lực lượng lao động trẻ và dồi dào, nền kinh tế mang tính cạnh tranh cao và một Chính phủ luôn cam kết thúc đẩy sự tăng trưởng và những nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc là ba yếu tố nền tảng nhất để Việt Nam sẽ duy trì vị thế điểm đến tiềm năng cho các doanh nghiệp, tổ chức nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang tìm kiếm các cơ hội phát triển.

PwC cho biết đơn vị này còn tiến hành một Khảo sát lãnh đạo doanh nghiệp APEC thường niên để tìm hiểu sâu hơn những yếu tố thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và đầu tư tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khảo sát sẽ được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC vào 8.11 sắp tới.

Thùy Dung/nongthonviet.com

 Tags: việt nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập335
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm334
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại236,514
  • Tổng lượt truy cập85,143,550
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây