Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp là lối thoát cho nền kinh tế

Thứ hai - 28/04/2014 10:36
Giai đoạn 2000– 2012 tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam là 3,7% so với mức 2,8%/năm của Thái Lan.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014, các chuyên gia kinh tế đưa ra một số nhận định cơ hội, thách thức, định hướng tái cơ cấu nông nghiệp.
 
Theo TS. Đặng Kim Sơn, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn, tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam khá đều đặn và tương đối cao so với các nước trong khu vực. Giai đoạn 2000– 2012 tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam là 3,7% so với mức 4,1%/năm của Trung Quốc, nước đầu tư khá lớn vào khoa học công nghệ nông nghiệp. Ổn định và cao hơn mức 2,8%/năm của Thái Lan, nước trợ giá mạnh mẽ cho nông nghiệp và bảo vệ nông dân.
Nông nghiệp là ngành duy nhất xuất siêu

Từ năm 2000 đến nay, 2013 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam có thặng dư thương mại, thặng dư kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 0,9 tỷ USD tăng 7,9% so với năm 2012. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ngành nông lâm thủy sản tiếp tục thặng dư song giá trị thặng dư ước tính chỉ đạt 8,6 tỷ USD giảm 18,7% so với năm 2012. 

TS. Trần Đình Thiên, Viện Kinh tế Việt Nam cũng chỉ ra rằng từ trước tới nay, nông nghiệp vẫn được coi là “tấm đệm” hấp thụ các cú sốc cho nền kinh tế. Đây cũng là trụ đỡ cho nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, nhất là tại những thời điểm khó khăn nhất. 

Theo TS. Thiên, tăng trưởng thấp của nông nghiệp khiến khả năng “giảm sốc” của nền kinh tế bị yếu đi trong khi tần số và cường độ của những cú sốc này, do sự cộng hưởng sức phá hoại của thiên tai với “nhân tai”(làm thủy điện nhiều, phá rừng, hủy hoại các dòng sông, v.v.) và với rủi ro thị trường trong môi trường toàn cầu hóa, đang tăng lên nhanh và khó kiểm soát.

Nguyên nhân tăng trưởng nông nghiệp sụt giảm trong mấy năm qua được TS. Trần Đình Thiên chỉ ra, thứ nhất, tiềm năng tăng trưởng năng suất lao động ngày càng bị giới hạn do các yếu tố thúc đẩy năng suất trước đây (gồm cải cách thị trường, đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển sang sản phẩm mới có giá trị tăng cao hơn và thị trường rộng hơn) đến nay không còn nhiều. 

Mô hình tăng trưởng nông nghiệp quảng canh, định hướng sản lượng cao - giá rẻ thay vì chất lượng tốt- giá trị gia tăng cao đã được chứng tỏ là lỗi thời và đang bị phá sản. Trong môi trường kinh tế hiện đại, mô hình đó đang đặt và giữ nông dân trong bẫy nghèo đói hơn là giúp họ thoát khỏi nó. Trong khi đó, lại thiếu vắng các động lực tăng trưởng mới đến từ việc đa dạng hóa sở hữu đất đai, từ các hoạt động nghiên cứu phát triển và điều kiện khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư dài hạn để tạo sức thúc đẩy mới cho sản xuất nông nghiệp. 

Thứ hai, khu vực nông nghiệp, do thiếu đất sản xuất - vì đất bị thu hồi, chuyển mục đích sử dụng nhiều, làm giảm mạnh diện tích canh tác - nên không còn có thể vận hành như tấm lưới an toàn, tiếp nhận lao động quay về khi mất việc ở các khu vực khác. 

Thứ ba, tài nguyên nông nghiệp bị ô nhiễm, khai thác quá mức. Việc sử dụng lãng phí đất đai, một phần lớn do sử dụng đất tràn lan để phát triển khu công nghiệp và đô thị nên tỷ lệ lấp đầy thấp, và bị bỏ hoang hóa. Việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu quá mức làm giảm nguồn cung tương lai cho sản xuất nông nghiệp. Diện tích và chất lượng rừng tiếp tục suy giảm; nước ngầm đang nhanh chóng bị cạn kiệt ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên cũng như bị ô nhiễm vì nước biển và chất thải độc hại . 

TS. Đặng Kim Sơn khẳng định, nông nghiệp là chỗ dựa cho nền kinh tế Việt Nam, không những thế còn là lối thoát cho nền kinh tế, cứu vớt tăng trưởng, thậm chí có thể trở thành động lực tăng trưởng mới sau khi tái cơ cấu.
 
Nguồn Theo DVO
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Hôm nay60,836
  • Tháng hiện tại891,563
  • Tổng lượt truy cập92,065,292
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây