Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An chưa xứng với tiềm năng

Thứ tư - 15/11/2017 01:25
Năm 2010, tỉnh Nghệ An bắt đầu ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào nông nghiệp. Nhu cầu phát triển lĩnh vực này rất lớn nhưng đang gặp nhiều rào cản về nguồn vốn, chính sách, đất đai và đầu ra cho sản phẩm.

Nghệ An hiện có trên 1,4 triệu ha đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông - lâm -ngư nghiệp (88,8% diện tích đất tự nhiên). Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 303.919ha; trên 1,1 triệu ha đất lâm nghiệp; trên 9.500ha đất nuôi trồng thủy sản và 879,5ha đất diêm nghiệp.

08-20-09_ung_dung_cnc_vo_sn_xut_nn_ti_nghe_n_chu_xung_voi_tiem_nng
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Nghệ An chưa xứng với tiềm năng

Chè (8.200ha), cao su (12.200ha) và cam (4.700ha); tổng đàn gia súc, gia cầm, diện tích nuôi trồng thủy sản xếp tốp đầu cả nước… là những chỉ số cho thấy việc ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp của địa phương là điều hết sức cần thiết và đầy tiềm năng.

Những năm qua, với việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Nghệ An luôn đạt mức cao. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 4,36%; sản lượng lương thực cây có hạt trên 1,2 triệu tấn; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 221.000 tấn; tổng sản lượng thủy sản 166.000 tấn…

Tuy nhiên, việc ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp chưa thực sự xứng với tiềm năng. Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Nghệ An, từ 2010 đến nay, Nghệ An có 9.502ha ứng dụng CNC, chiếm 3,1% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó có 6.768ha do dân đầu tư, 2.734ha do doanh nghiệp đầu tư; giá trị sản xuất bình quân đạt 200 - 250 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2 - 3 lần so với sản xuất nông nghiệp đại trà. Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC chiếm 5 - 10% giá trị sản xuất nông nghiệp; năng suất, giá trị sản phẩm cây trồng vật nuôi ứng dụng CNC tăng 20 - 40%, lợi nhuận cho người sản xuất tăng trên 30% so với doanh thu.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 12 doanh nghiệp hoạt động KH-CN và ứng dụng CNC trong nông nghiệp. Các công nghệ tiên tiến được áp dụng như công nghệ giống; công nghệ nhà kính hiện đại; công nghệ thông tin điều khiển tự động về tưới tiết kiệm nước, nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng, ánh sáng.

Đa phần người dân khi tham gia ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp gặp phải là khó khăn trong việc tiếp cận vốn và diện tích đất sản xuất. Mức đầu tư mỗi ha rau ứng dụng CNC 4 - 6 tỷ đồng là chi phí lớn đối với nhà nông nếu cơ chế chính sách không được thực hiện kịp thời. 

Doanh nghiệp khi ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là cơ chế thuê đất sản xuất.

08-20-09_ung_dung_cnc_vo_sn_xut_nn_ti_nghe_n_chu_xung_voi_tiem_nng_2
Nông nghiệp công nghệ cao cần cú hích để phát triển

Ông Phạm Văn Tiến, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển nông nghiệp Tâm Nguyên cho rằng, hiện doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp ứng dụng CNC rất thiếu đất để đầu tư sản xuất lâu dài nên không dám đầu tư lớn. Địa phương cấp xã, huyện cũng bị động trong việc phối hợp với doanh nghiệp trong việc xây dựng vùng sản xuất.

Một số doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp ứng dụng CNC đã có mạng lưới phân phối sản phẩm tại các siêu thị, cửa hàng... Tuy nhiên đối với nhiều mô hình khởi nghiệp khác, việc tiêu thụ sản phẩm đang hết sức khó khăn... 

Chi phí sản xuất cao khiến giá thành sản phẩm cao hơn nhiều lần so với sản phẩm thông thường. Bên cạnh đó, tâm lý người dân chưa đủ niềm tin về sản phẩm an toàn khiến đối tượng của nông sản ứng dụng CNC chưa được phổ rộng.

“Khó khăn trong ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp đã được nhận diện. Ngành nông nghiệp Nghệ An đang nỗ lực để việc ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được ngày càng phổ biến. Tới đây, Sở NN-PTNT sẽ tham mưu UBND tỉnh đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị một số chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp ứng dụng CNC”, ông Nguyễn Văn Lập, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An cho biết.

Ông Trần Quốc Thành, Giám đốc Sở KH-CN Nghệ An cho rằng, đào tạo nhân lực là khâu rất quan trọng để ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp. Để làm được điều này, Nghệ An có thể gửi nhân lực đi đào tạo trong và ngoài nước; hình thành trung tâm đào tạo nghề nông nghiệp CNC theo hướng thực hành...


Theo: Văn Dũng/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập965
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại51,048
  • Tổng lượt truy cập88,729,382
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây