Học tập đạo đức HCM

Nông sản Việt nhiều cơ hội ở TPP

Thứ tư - 13/01/2016 02:15
Việt Nam là quốc gia có lợi thế tương đối về nông nghiệp so với hầu hết các quốc gia trong TPP.

LTS: Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI (đang diễn tại Hà Nội) sẽ xem xét việc Việt Nam chuẩn bị ký kết Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhân dịp này, Báo NTNN giới thiệu bài viết của TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn- Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) về những tác động của TPP đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.

Xuất khẩu nông sản sang TPP

Nhìn chung, các nước TPP đóng vai trò quan trọng đối với thương mại nông sản quốc tế của Việt Nam. Cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam và TPP đều tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Mặc dù vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào TPP có độ lớn hơn và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn kim ngạch nhập khẩu. Điều này cho thấy Việt Nam là quốc gia có lợi thế tương đối về nông nghiệp so với hầu hết các quốc gia trong TPP.

Nông sản Việt nhiều cơ hội ở TPP

Cá tra là một mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu vào các nước TPP. Ảnh: T.L

Xét về các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào TPP, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản (trong đó chủ yếu là tôm và cá tra) là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất tập trung với tổng kim ngạch đạt trên 10 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu từng mặt hàng.

Tỷ trọng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang TPP chiếm 57,9% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam; tỷ trọng xuất khẩu tôm và cá tra sang TPP lần lượt chiếm 55,7% và 35,6% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm và cá tra Việt Nam.

Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực thứ hai là các cây công nghiệp (cà phê, điều, tiêu, cao su). Gạo và rau quả là các sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu tương đối khiêm tốn. Mỹ và Nhật Bản là đối tác thương mại lớn nhất tập trung vào các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, cây công nghiệp. Malaysia cũng là một bạn hàng lớn của Việt Nam trong hai sản phẩm gạo và cao su.

Có thể thấy rằng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang TPP mới chỉ tập trung vào một số mặt hàng chính và một số ít bạn hàng lớn trong TPP. Tham gia TPP là một cơ hội tốt để giúp Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mexico, Australia và Canada cũng như đa dạng hóa các mặt hàng nông sản xuất khẩu.

Tác động từ cắt giảm thuế đến nông sản nước ta

Lợi ích từ việc giảm thuế suất nhập khẩu của các nước TPP đối rau quả Việt Nam được kỳ vọng là khá lớn. Dư địa thuế quan đối với cả sản phẩm rau quả thô và chế biến của Việt Nam còn nhiều. Nhật Bản, Mỹ và Mexico là 3 thị trường tiềm năng nhất cho sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam.

Khi tham gia TPP, những nước nào đang áp dụng mức thuế suất cao với hàng Việt Nam được coi là những thị trường tiềm năng. Ngược lại, việc một quốc gia đã áp mức thuế nhập khẩu thấp đối với nông sản Việt Nam có nghĩa là Việt Nam sẽ không được hưởng lợi nhiều từ việc miễn giảm thuế trong khuôn khổ cam kết của TPP.

Tương tự, mức thuế suất Việt Nam đang áp dụng đối với các nông sản TPP cũng được sử dụng để phân tích các tác động của TPP đến các ngành dễ bị tổn thương như chăn nuôi và lợi ích từ việc giảm chi phí sản xuất do các nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Cụ thể, đối với mặt hàng rau quả: Trong những năm gần đây, xuất khẩu rau quả Việt Nam vào thị trường các nước TPP tăng trưởng nhanh chóng. Trong thời gian qua, thanh long đã được xuất khẩu đi New Zealand và Australia, vải, nhãn và xoài đã được xuất vào thị trường Mỹ... Mặc dù vậy, kim ngạch xuất khẩu) của Việt Nam vào TPP (khoảng 200 triệu USD) vẫn chưa đúng với tiềm năng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả).

Đối với thủy sản: Hiện phần lớn mức thuế suất nhập khẩu của các nước TPP đối với các sản phẩm thủy sản ở dạng nguyên liệu hoặc sơ chế (có mã số thuế HS 03) đã ở mức khá thấp (0-5%), trừ Mexico. Vì vậy, việc giảm thuế từ các cam kết TPP không có nhiều ý nghĩa trong việc thúc đẩy xuất khẩu các nhóm hàng này của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều dư địa đối với các các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao (mã số thuế HS 16) tại các thị trường Mỹ, Nhật Bản và Canada.

Về lúa gạo: Trong khối TPP, có 4 quốc gia có dư địa lớn về mặt thuế suất nhập gạo, đó là Nhật Bản, Mỹ, Mexico và Malaysia. Hai thị trường Nhật Bản và Mỹ được đánh giá là rất khó xâm nhập. Việc áp mức thuế suất nhập khẩu gạo lên đến gần 400% cho thấy Nhật Bản luôn coi gạo là sản phẩm có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng và tìm mọi cách để bảo hộ.

Theo công bố mới đây của Chính phủ nước này, Nhật Bản mặc dù sẽ tăng lượng nhập khẩu gạo hàng năm từ 87 nghìn tấn lên 850 nghìn tấn, nhưng chỉ cho phép hai quốc gia có thể xuất gạo vào là Mỹ và Australia. Như vậy, Việt Nam cũng không có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường này.

Cây công nghiệp: Các sản phẩm xuất khẩu từ cây công nghiệp cũng có thể được hưởng lợi gián tiếp từ cam kết cắt giảm thuế suất của TPP nhưng không cao. Đối với cà phê, hiện nay mức thuế quan nhập khẩu cà phê tại Mexico còn rất cao, đối với cà phê hạt robusta chưa rang, thuế suất là 20%. Theo cam kết TPP, Mexico đặt lộ trình giảm thuế rất dài, từ 5 đến 13 năm.

Chăn nuôi: Theo điều tra của Viện IPSARD, hiện nay các sản phẩm lợn gà được nhập khẩu chủ yếu là sản phẩm đông lạnh và các phụ phẩm phân phối qua hệ thống siêu thị hoặc các bếp ăn tập thể hoặc cửa hàng ăn nhanh.

Người Việt Nam có thói quen tiêu dùng sản phẩm tươi nóng và để thay đổi thói quen này sẽ mất khoảng thời gian vài ba năm. Lộ trình giảm thuế cũng sẽ kéo dài 5-10 năm. Đây là khoảng thời gian quan trọng để ngành chăn nuôi có thể tái cơ cấu và cải thiện năng lực cạnh tranh.

Đối với sản phẩm bò, trên thực tế hầu hết các mức thuế suất đã về 0% đối với các sản phẩm từ Australia và New Zealand. Nói cách khác, sản phẩm bò thịt Việt Nam đã phải cạnh tranh ngay từ bây giờ và đang rất yếu thế so với các sản phẩm nhập khẩu.

Về nhập khẩu nông sản của Việt Nam từ TPP, có thể chia làm 3 nhóm sản phẩm chính: Các sản phẩm liên quan đến ngành chăn nuôi và các loại thịt chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 1,6 tỷ USD); gỗ nguyên liệu, thủy sản và rau quả; nguyên liệu đầu vào sản xuất nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu). Có thể thấy rằng các nước TPP là nguồn nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi quan trọng của Việt Nam. Khi Việt Nam gia nhập TPP, xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh.

theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập117
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại276,788
  • Tổng lượt truy cập92,654,452
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây