Học tập đạo đức HCM

Nông sản là vấn đề lớn

Thứ ba - 02/02/2016 21:52
Phải thoát khỏi tư duy làm ăn tiểu nông là thách thức lớn nhất, thoát tư duy này mới có thể biến nông sản trở thành lợi thế

Nông sản nào an toàn - nông dân cũng không biết

“Chúng ta sẽ hội nhập thành công nếu bước đều với các ngành xuất khẩu dệt may, da giày và nông sản. Ngành công nghiệp dệt may, da giày thì không đáng lo. Nhưng tôi đặc biệt lo lắng về nông sản và sản xuất nông nghiệp - ngành mà chúng ta cứ tưởng là điểm mạnh nhất”, theo TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Trong suốt một buổi chiều trong tuần cuối năm trò chuyện với một số nhà báo, thì một phần ba thời gian ông Lộc nói về nông sản và nỗi lo khi hội nhập. Ông nói, “Nông sản là đại vấn đề” bởi điều đáng lo ngại là vệ sinh an toàn thực phẩm, và nguy cơ nông sản xuất khẩu bị mất hình ảnh.

Còn Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, ông Mori Mutsuya, trong một buổi họp báo cũng đã nói rằng “Với tư cách là một người sống tại Hà Nội, nguyện vọng của tôi chính là có thể an tâm khi ăn rau”.

Chăm sóc vườn cà chua trong dự án rau an toàn tại Hưng Yên

Trong chuyến điền dã về miền Tây và miền Đông Nam bộ, theo khảo sát tác động của hội nhập đến ngành nông nghiệp do Liên  minh  Nông  nghiệp, Viện  Nghiên cứu Kinh tế và Chính  sách (VEPR) tổ chức, phóng viên Thời báo Ngân hàng đã được nghe PGS-TS. Vũ Trọng Khải nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II tại TP. HCM đã thốt lên rằng: “Nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay, không chỉ lạc hậu về mọi mặt, mà điều nguy hiểm hơn cả sự lạc hậu là nó đang đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp bằng các loại nông sản không an toàn”.

Đã vậy, sản phẩm nông nghiệp không được phân loại, nên giá thành sản phẩm tốt cũng như sản phẩm kém đều giống nhau, làm mất dần ý thức cải thiện chất lượng của người sản xuất – theo ông Mori Mutsuya. Hơn nữa, ông nói rằng do nghi ngờ về tính an toàn, nên  nhiều hộ nông dân cho dù có sản xuất rau an toàn cũng không có thị trường để bán được giá cao.

Nhưng ở chiều ngược lại, chính nông dân cũng không biết nông sản nào an toàn. Và với nghịch lý là nhiều nông dân không dám ăn sản phẩm của chính mình làm ra. Người trồng rau chỉ dám ăn cá, trong khi người nuôi cá chỉ dám ăn thịt gà, người nuôi gà lại chỉ dám ăn rau… 

TS. Vũ Trọng Khải  nói rằng “Khó khăn lớn nhất của người nông dân hiện nay là không biết mua nguồn lực đầu vào ở đâu cho an toàn. Ví dụ nạn phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật giả, thức ăn chăn nuôi có sử dụng thuốc tăng trọng, chất cấm… Có những vườn cà phê sử dụng phân bón giả dẫn đến chết hàng loạt”.

Tương lai “5 ăn – 5 thua” 

Trở lại với câu chuyện mà TS.Vũ Tiến Lộc lo lắng, ông nói, khác với dệt may, da giày, hiện nông sản được sản xuất bởi các hộ gia đình, nền kinh tế nông nghiệp đang  được điều hành bởi phần lớn là các hộ tiểu nông. Vì thế không có công nghệ, không có quy mô lớn, như thế thì không có giá cạnh tranh được và không có thương hiệu. Gạo, cà phê, cá ba sa, tôm… xuất đi khắp thế giới, số lượng thì đứng top đầu thế giới nhưng “không thấy nông sản thương hiệu Việt”.  

Đã vậy, 20 năm xuất khẩu ra khắp thế giới, đến nay vẫn không chiếm lĩnh được phân khúc cao của thị trường và vẫn đứng trong phân khúc thị trường giá rẻ. “Ta đang có nhà buôn gạo chứ chưa có nhà xuất khẩu gạo”, ông Lộc nói. Nguy hiểm hơn là cá và tôm cũng đang mất uy tín tại thị trường Mỹ và EU bởi không kiểm soát được chất lượng hàng; uy tín suy giảm nghiêm trọng. Tôm, cá đang phải đưa sang các thị trường khác như Trung Quốc, châu Phi…

Nói là mở rộng được thị trường sang các thị trường mới như Trung Quốc, châu Phi nhưng đây là thị trường dễ tính, giá thấp… trong khi lẽ ra phải tăng được sản lượng ở thị trường cao cấp như Mỹ và EU. Như vậy là hàng nông sản của Việt Nam đang thụt lùi cả về phẩm cấp, chất lượng và uy tín. 

Chính người viết bài này cũng đã trực tiếp được nghe người nông dân trồng lúa và chăn nuôi cho biết họ luôn đứng trước rủi ro của thị trường. Nông sản bán ra bị phụ thuộc vào thương lái. Đầu vào của nông sản, từ giống cây giống vật nuôi đến thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… phụ thuộc vào đại lý. 

Xuất khẩu sang Trung Quốc, xét về số liệu thống kê thì sản lượng tăng, nhưng đầy bất an và liên tục lặp lại điệp khúc được mùa mất giá, liên tục có cảnh hàng đoàn xe chở nông sản ùn tắc ở cửa khẩu, rồi cảnh nông sản không xuất được phải đổ bỏ… Chơi với đối tác không tin cậy thì đời sống nông dân luôn bấp bênh. 

TS. Khải nói, “nếu không khắc phục được tình trạng này, nền nông nghiệp Việt Nam chẳng những không tận dụng được cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại, mà còn bị những thách thức của tiến trình hội nhập quốc tế nhấn chìm. Khi đó, sự tổn thất cho nông nghiệp, nông dân nói riêng và cho cả nền kinh tế và người dân Việt Nam nói chung, là hết sức to lớn”.

Ông cũng chỉ ra nghịch lý ở chỗ xuất khẩu nhiều song thu nhập và đời sống người nông dân không tăng lên, trong khi ô nhiễm môi trường tăng. Sản phẩm nông nghiệp không hướng đến thị trường cao cấp để nâng cao giá trị gia tăng.  

Người nông dân vẫn đang sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, áp dụng công nghệ cũ kỹ, vừa cho năng suất lao động và năng suất nông sản thấp, với giá thành sản xuất cao, vừa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường. 

Trong nỗi vui mừng TPP đã hoàn tất thì ngành nông nghiệp đang nhiều nỗi lo, TS.Lê Đăng Doanh thì cho rằng, thách thức sẽ xuất hiện ngay và tương lai của ngành nông nghiệp là “5 ăn, 5 thua”. 

Phải đưa nông nghiệp trở thành một ngành sản xuất công nghiệp, sản xuất quy mô lớn với sự tham gia của DN, đưa sản xuất nông nghiệp vào chuỗi… Cần có chiến lược sản phẩm nông nghiệp quốc gia theo vùng nông nghiệp sinh thái… Tất cả các chuyên gia cùng đồng tình quan điểm này. Và đây cũng là định hướng mà Chính phủ đang điều hành.  

“Chúng ta đang có hơn 11 triệu hộ nông dân, 5 triệu hộ kinh doanh, đến nay vẫn chưa thể tổ chức sản xuất nông nghiệp lớn được, không phát triển thành chuỗi được. Một khi còn sản xuất manh mún thì còn có tình trạng nông dân làm một luống rau cho nhà ăn, các luống khác để bán. Những cách đó đang tự giết mình với tư cách một dân tộc, một nền kinh tế”, ông Lộc nói.

Và theo ông  “Bài toán hàng nông sản chưa có lối ra, thậm chí tôi thấy đang có bước lùi”. Phải thoát khỏi tư duy làm ăn tiểu nông là thách thức lớn nhất, thoát tư duy này  mới có thể biến nông sản trở thành lợi thế.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập782
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm772
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại781,363
  • Tổng lượt truy cập93,159,027
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây