Học tập đạo đức HCM

Nông thôn mới đã lan toả khắp nơi

Thứ năm - 15/05/2014 20:54
Qua hơn 3 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng mừng.

"Phong trào xây dựng NTM đã thực sự lan tỏa khắp mọi nơi. Đồng thời, dân chủ cơ sở ngày càng được củng cố, phát huy cao độ vai trò chủ thể của người dân", Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam , Phó Trưởng ban Chuyên trách Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM, cho biết.

DÂN CHỦ CƠ SỞ ĐƯỢC CỦNG CỐ

Sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả nhưng quan trọng nhất là gì, thưa Thứ trưởng?

Qua hơn 3 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng mừng.

Trước hết, đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đã nhận thức và hiểu rõ hơn về Chương trình MTQG xây dựng NTM. Phong trào xây dựng NTM đã thực sự lan tỏa khắp mọi nơi. Đồng thời, dân chủ cơ sở ngày càng được củng cố, phát huy cao độ vai trò chủ thể của người dân.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội ở nông thôn chuyển biến rất rõ rệt, đặc biệt là hạ tầng phục vụ SX phát triển mạnh; hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường; an ninh trật tự được giữ vững. Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

bo-truong-co-duc-pht-v-thu-truong-trn-thnh-nm-thm-m-o-hinh-cnh-dong-4-tot-ti-x-ntm-dinh-ho-go-quo-kien-ging15570635Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát và Thứ trưởng Trần Thanh Nam thăm mô hình cánh đồng bốn tốt ở xã NTM Định Hòa (Gò Quao, Kiên Giang) Ảnh: Đào Chánh

Thứ ba, cán bộ địa phương đã quan tâm chỉ đạo phát triển SX, nâng cao thu nhập cho người dân như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và liên kết SX, nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích.

Thứ trưởng vừa đề cập đến vai trò quan trọng của người dân trong công cuộc xây dựng NTM, tuy nhiên cần phải có cơ chế, chính sách gì để người dân tích cực hơn nữa?

Để huy động nguồn lực của nhân dân thì có rất nhiều giải pháp. Đầu tiên là đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho quần chúng, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để họ hiểu được ý nghĩa của chương trình.

Ở các địa phương vùng đồng bằng, người dân tham gia rất sôi động. Tuy nhiên, những vùng khó khăn như miền núi, hải đảo, do việc tiếp cận thông tin còn hạn chế nên chưa lôi cuốn mạnh mẽ sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong xây dựng NTM.

Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, các cơ quan, ban ngành phải tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thêm những cơ chế mới, ngoài những cơ chế đã có để huy động được các nguồn lực khác từ cộng đồng.

Vấn đề cốt lõi là phải làm sao xây dựng được các vùng SX hàng hoá có DN tham gia đầu tư và bao tiêu sản phẩm cho bà con. Tôi đã đi một số vùng SX rau, quả tại tỉnh Lâm Đồng, có DN bao tiêu sản phẩm. Ở đó người dân làm NTM rất hăng say. Việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào SXNN cũng cần được chú trọng hàng đầu. Có những diện tích đất chỉ 1.000 m2 nhưng một năm người ta thu cả tỷ đồng.

Thứ trưởng từng gắn bó với cơ sở, đi lên từ cơ sở, vậy điều gì khiến Thứ trưởng trăn trở nhất khi đến những vùng sâu, vùng xa?

Ở quê tôi cũng còn nghèo nhưng tôi đi nhiều mới thấy bà con ở miền núi và hải đảo còn nghèo hơn. Nhiều nơi còn thiếu cơ sở hạ tầng và trình độ dân trí thấp. Muốn đời sống của bà con được nâng lên về mọi mặt thì phải từng bước hoàn thành các tiêu chí NTM. Trước hết, địa phương phải phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo để khơi dậy tiềm năng, lợi thế của vùng miền.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương đang xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Theo khảo sát của Báo NNVN thì nhiều địa phương băn khoăn về tiêu chí thu nhập. SXNN vốn chịu nhiều rủi ro. Sau một trận bão hay đợt dịch bệnh, thu nhập của người dân lập tức bị ảnh hưởng. Với những xã đã đạt chuẩn NTM, nếu thu nhập của người dân không đạt theo đúng tiêu chí do chịu ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan như đã nêu trên, thì giải quyết tình huống này thế nào?

Về vấn đề này, Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM đã quy định mức thu nhập khác nhau của các vùng miền. Những xã đạt tiêu chí thu nhập rồi vẫn phải tiếp tục nâng cao hơn nữa. Những yếu tố thiên tai, dịch bệnh, sự cố bất thường có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trong một thời điểm nhất định nhưng phải làm sao để cuộc sống của người dân ngày càng tốt hơn.

Đây cũng là thách thức rất lớn đối với chính quyền và nhân dân các xã.

Hiện nay, vẫn chưa có cơ chế lồng ghép các Chương trình MTQG trên địa bàn xã, nhất là quy định về cơ chế quản lý, sử dụng vốn giữa các chương trình nên dẫn đến nhiều nội dung đầu tư dàn trải, chồng chéo, không hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Điều này phải giải quyết thế nào thưa Thứ trưởng?

Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM Vũ Văn Ninh đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan lồng ghép cơ chế về quản lý nguồn vốn của các Chương trình MTQG, để làm sao tránh sự đầu tư dàn trải. Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng văn bản hướng dẫn và tiếp tục nghiên cứu lồng ghép các chương trình ở xã để gộp thành một chương trình lớn.

KHÔNG CHỈ MANG YẾU TỐ CHÍNH TRỊ

Khi Chương trình xây dựng NTM vừa ra đời, có những ý kiến băn khoăn, thậm chí nghi ngại khi cho rằng đây dễ là một phong trào mang yếu tố chính trị nhiều hơn. Qua thực tiễn 3 năm triển xây dựng NTM, đến nay Thứ trưởng có thể nói gì về những băn khoăn nêu trên?

dsc-4507145132756"Muốn có nguồn lực xây dựng NTM thì phải huy động mạnh mẽ sự đóng góp của nhân dân. Nhà nước vừa có vai trò định hướng, vừa có vai trò hỗ trợ. Ngoài ra còn phải huy động các nguồn lực khác, chẳng hạn như DN. Hiện nguồn lực Nhà nước chỉ chiếm tỷ lệ khoảng trên 30%, còn sự đóng góp của xã hội chiếm trên 60%. Những năm gần đây, nền kinh tế thế giới và trong nước gặp khó khăn, việc huy động vốn có phần hạn chế. Trong bối cảnh đó, Nhà nước cần tạo điều kiện để cho người dân vay vốn tín dụng và lồng ghép vào Chương trình xây dựng NTM”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam.

Về điều này, trên các phương tiện truyền thông đã nói rồi và nhiều người dân cũng nói rồi. Xây dựng NTM trở thành một phong trào mang tính thực tế cao, có sức lan toả rộng và được đa số nhân dân ủng hộ. Đi đến đâu cũng thấy người dân hào hứng xây dựng NTM.

Nhưng khí thế ấy ở mỗi nơi mỗi khác. Vùng đồng bằng sôi nổi hơn, còn ở miền núi vì điều kiện khó khăn nên mặc dù tinh thần bà con rất hăng hái nhưng quá trình đó vẫn còn chậm. Xây dựng NTM không chỉ mang yếu tố chính trị mà nó còn đi sâu vào đời sống nhân dân.

Trong Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có nêu: “Quan tâm bảo vệ môi trường, giữ gì và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, tập quán tốt đẹp của làng quê Việt Nam”. Chúng ta phải làm gì để thực hiện nhiệm vụ này?

Từ thông điệp của Thủ tướng, Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM đã cụ thể hoá thành các nội dung trong chương trình hành động xây dựng NTM năm 2014. Hiện nay, chúng ta đang tập trung giải quyết tiêu chí môi trường, cũng đang cố gắng xây dựng mô hình thân thiện với môi trường.

Về vấn đề giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, các địa phương không chỉ quan tâm xây dựng nhà văn hoá thôn, nhà văn hoá xã, mà còn phải xây dựng mô hình sinh hoạt của cộng đồng dân cư.

Chương trình xây dựng NTM là một trong số không nhiều Chương trình MTQG được đánh là đạt được hiệu quả cao. Trong thời gian tới chúng ta cần tập trung vào những nội dung gì để chương trình tiếp tục đạt hiệu quả hơn nữa?

Thứ nhất, cần tập trung tuyên truyền để nâng cao nhận thức của nhân dân về Chương trình MTQG xây dựng NTM. Thứ hai, đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng phục vụ SX và sinh hoạt. Thứ ba, phải nâng cao trình độ dân trí, vì nhiều vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí vẫn còn hạn chế.

Bên cạnh đó, phải tiếp tục đẩy mạnh dân chủ cơ sở. Đây là một chương trình thực hiện lâu dài, phải quyết tâm, bền bỉ, phấn đấu chứ không được vì bất cứ áp lực gì, ví dụ như chạy theo thành tích, mà làm ảnh hưởng đến phong trào.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!
 

Theo Nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Hôm nay60,843
  • Tháng hiện tại891,570
  • Tổng lượt truy cập92,065,299
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây