Học tập đạo đức HCM

Nông thôn mới nhìn từ Đại Thắng

Thứ hai - 14/04/2014 01:17
Vinh dự được chọn làm điểm xây dựng Nông thôn mới của TP Hà Nội, xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch, đề ra mục tiêu cho từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể. Qua triển khai, thực hiện, từ chỗ có một tiêu chí đạt đến nay xã đã có 19/19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt. Kết quả trên cho thấy bước đi đúng đắn trong công tác chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo (BCĐ) xây dựng Nông thôn mới (NTM) tại địa phương.
 
 
 
Làm đường trong chủ trương 
xây dựng nông thôn mới ở xã Đại Thắng
 
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất
 
Cữ độ hơn 10 năm về trước, bà con trong xã vẫn lo ngay ngáy khi những thửa ruộng sâu, thường xuyên gây ngập úng, ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng lúa. Nhưng đến nay, nhờ đầu tư hệ thống thủy lợi nên những diện tích đất trũng trước kia cũng sản xuất được 3 vụ. 
 
Phó Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã Đại Thắng, ông Phạm Văn Hùng cho biết: Vụ chiêm xuân năm 2014 là năm thứ 3 cán bộ, nông dân trong xã đã đồng bộ đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là năm thứ 3 xã tiếp tục triển khai đưa khoa học, kỹ thuật vào sản xuất bằng phương pháp làm mạ khay để cấy lúa bằng máy. Bên cạnh đó, hệ thống kênh mương, thủy lợi nội đồng tại địa phương cũng được xây dựng kiên cố. Để làm tốt việc này, cả 4 thôn trong xã đều đồng loạt tổ chức nạo vét, tu bổ mương máng nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu, phục vụ sản xuất. Ngoài ra, để địa phương xây dựng NTM thành công, HTX nông nghiệp cũng thường xuyên tổ chức cho các đoàn đi tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, học tập các mô hình tiêu biểu tại các địa phương khác. Bên cạnh đó, các tổ dịch vụ cũng hoạt động hiệu quả như tổ cung ứng giống, tổ vật tư, tổ điều tiết nước... Vì thế, sau 3 năm triển khai xây dựng NTM, xã Đại Thắng đã có 15/19 tiêu chí đạt và 4/19 tiêu chí cơ bản đạt. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 25 triệu đồng/người/năm.  
 
Là xã đi đầu của huyện Phú Xuyên đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, HTX nông nghiệp dịch vụ cũng đã có nhiều mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thủy sản nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh sự quan tâm của thành phố, phòng kinh tế huyện Phú Xuyên cũng đã đầu tư kinh phí để bà con tập trung phát triển sản xuất lúa hàng hóa. Chỉ tính riêng trong 2 năm 2011-2012, địa phương đã được đầu tư 2,2 tỷ đồng, trung tâm khuyến nông của Thành phố và của huyện cũng hỗ trợ 1,6 tỷ đồng mua máy cấy, máy làm đất, phân bón. UBND xã, HTX nông nghiệp đã đầu tư 600 triệu đồng mua 03 máy làm đất, 05 máy cấy, 18.000 khay làm mạ. 
 
"Chính việc chú trọng đầu tư máy móc trong sản xuất nông nghiệp đã giúp địa phương tận dụng sức người, giảm bớt chi phí trong sản xuất nông nghiệp. Việc làm trên đã tạo thành một phong trào phát triển sâu rộng, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân. Hiện HTX nông nghiệp cũng đã mở dịch vụ cấy thuê thuê cho một số huyện trên địa bàn thành phố, thậm chí còn sang cả các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam góp phần tăng thu nhập, tạo công ăn, việc làm cho đông đảo nhân dân”, ông Hùng khẳng định. 
 
Vai trò của người đứng đầu 
 
Năm 2010, xã Đại Thắng được thành phố chọn làm điểm xây dựng NTM. BCĐ đã bắt tay vào xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2015, theo đúng 19 tiêu chí đặt ra. Để đảm bảo cho công tác chỉ đạo, điều hành được tiến hành thuận lợi, theo ông Lương Hữu Đốc, Chủ tịch UBMTTQ xã Đại Thắng, BCĐ xây dựng NTM và tổ giúp việc được thành lập để tiến hành điều tra, khảo sát, tập hợp số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội đồng thời có sự đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của xã, lập quy hoạch tổng thể xây dựng NTM và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015. Đối với công tác lập đề án, xã đã chủ động cho cán bộ đi thăm quan, học tập rút kinh nghiệm từ các địa phương, chủ động xây dựng đề án mà không phải thuê đơn vị đến tư vấn, thiết kế. Nhờ đó những năm gần đây, các ngành nghề trong xã phát triển ngày càng đa dạng, phong phú. Hiện trong xã có trên 90 cơ sở sản xuất. Các làng nghề đã thu hút hàng nghìn lao động, tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong lúc nông nhàn. 
 
Chia sẻ kinh nghiệm trong hướng dẫn, chỉ đạo, ông Phạm Văn Hùng cho biết, để làm tốt việc này, chúng tôi đã phát huy những mặt tốt, khắc phục những tồn tại, thiếu sót, đề ra những nội dung, hình thức, phương pháp phối hợp, không ngừng tuyên truyền các nội dung liên quan đến xây dựng NTM. Từ những thuận lợi đó, nhận thức của mỗi cán bộ Đảng viên từ xã đến thôn đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi để địa phương tập trung phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh việc xây dựng, duy trì, phổ biến, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong xây dựng NTM thì các hoạt động tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải, dòng họ tự quản, CLB phòng, chống tệ nạn xã hội... đã phát huy tác dụng, góp phần giữ vững an ninh, trật tự. 
 
Chính sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, Đảng viên và nhân dân nên đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân xã Đại Thắng đã tăng lên một bước đáng kể. Nhiều năm liền, xã Đại Thắng không có tụ điểm phức tạp về ma túy, mại dâm và hình sự. Để ngi nhận, biểu dương những thành tích đó, trong 3 năm (2011 – 2013) xã Đại Thắng được UBND TP Hà Nội tặng cờ thi đua xuất sắc, Bộ Công an tặng cờ xuất sắc trong phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” năm 2013.
 
Nhã Phương
Nguồn daidoanket.vn
 Tags: xây dựng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập293
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm281
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại232,042
  • Tổng lượt truy cập85,139,078
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây