Học tập đạo đức HCM

“Nữ hoàng” vương quốc hoa kiểng khởi nghiệp từ 5 chậu son môi

Thứ hai - 22/10/2018 21:35
Từ 1.000m2 trồng cây giống trước đây, chị Nguyễn Thị Nga ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã “hô biến” thành trang trại trồng hoa treo, kiểng lá quy mô 1,5ha, đem về lợi nhuận từ 1,6-2,5 tỷ đồng mỗi năm.

Xây “vương quốc hoa kiểng” từ... 5 chậu son môi

Đến huyện Chợ Lách hỏi ai cũng biết vườn hoa treo, kiểng lá “khổng lồ” của chị Nguyễn Thị Nga (SN 1974). Tận mắt chứng kiến, phóng viên vẫn vô cùng bất ngờ trước trang trại rộng 1,5ha được thiết kế 2 tầng của người phụ nữ ở “vương quốc hoa kiểng” này.

 “nu hoang” vuong quoc hoa kieng khoi nghiep tu 5 chau son moi hinh anh 1

Chị Nga bên trang trại hoa treo, kiểng lá của mình. Ảnh: Huỳnh Xây

Với những thành công đã đạt được, chị Nga nhận được bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre năm 2013, danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương giai đoạn 2012 – 2016. Năm 2017, chị là nữ nông dân duy nhất được tôn vinh là nông dân Bến Tre xuất sắc năm 2017. Chị cũng được bình chọn là 1 trong 63 gương mặt nhà nông vinh dự nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2018”.

Chị Nga cho biết, mặc dù chỉ học hết lớp 4, từng đi làm thuê kiếm sống qua ngày nhưng với tinh thần vượt khó, cần cù, vợ chồng chị đã đạt được thành quả tốt như ngày hôm nay. “Năm 2007, tôi mua 5 chậu son môi (một loại hoa treo) về trồng trang trí trước nhà. Do thấy loại son môi này đẹp và có kiến thức sẵn từ nghề sản xuất hoa kiểng và cây giống, tôi đã tập nhân giống” – chị Nga kể.

Sau đó, chị Nga bàn với chồng cải tạo 1.000m2 đất trồng cây giống của gia đình để chuyển sang trồng hoa treo. Với số vốn 30 triệu đồng vay được từ ngân hàng, vợ chồng chị đầu tư chậu, nguyên liệu, phân bón để sản xuất loại hoa treo này.

Sau hơn nửa năm trồng hoa treo, kiểng lá, vợ chồng chị đã nhân giống được gần 3.000 chậu và bắt đầu công việc giới thiệu sản phẩm đến một số vựa hoa kiểng trong khu vực. Chưa đầy 1 tháng chào hàng, 3.000 chậu hoa của gia đình chị đã được thương lái đặt mua hết.

Chị Nga nói: “Từ tiền kiếm được, chúng tôi dành hết cho việc mở rộng quy mô sản xuất. Từ chỗ chủ yếu chăm sóc, tưới tắm thủ công, trồng ngoài trời, vợ chồng chị đã đầu tư hệ thống phun tưới tự động, dựng nhà lưới và các thiết bị chăm sóc hoa, kiểng lá hiện đại”.

“Nâng cấp” chất lượng sản phẩm

Sau vài năm sản xuất, nhận thấy ngoài hoa treo, diện tích mặt đất phía dưới để trống rất lãng phí nên chị Nga tìm tòi giống cây trồng thích nghi trong điều kiện bóng râm để tận dụng diện tích canh tác. Từ đó, chị Nga đã thiết kế cho khu vườn của mình với 2 tầng sinh thái rất khoa học với hệ thống tưới tự động.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chị Nga luôn quan tâm đổi mới mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các loại hoa treo của chị được chăm sóc theo một quy trình khép kín từ lúc giâm cành đến khi xuất bán.

Chị Nga nói: “Tôi mua hàng loạt gáo dừa và hàng chục tấn vỏ ốc để chế tác chậu mỹ nghệ trồng hoa treo. Gáo dừa tôi thuê thợ mài nhẵn, đánh bóng và làm thêm phần đế. Còn vỏ ốc, khi mua về chỉ cần làm vệ sinh sạch sẽ và khoan lỗ để móc dây treo lên là có thể trồng cây vào được. Các mẫu mã hoa treo trồng trong gáo dừa và vỏ ốc vẫn được khách hàng ưa chuộng”.

Sau 12 năm sản xuất, từ 1.000m2 đất ban đầu, đến nay, diện tích đất sản xuất của gia đình đã tăng lên 1,5ha. Hiện, chị Nga đã thành lập cở sở sản xuất hoa kiểng Lâm Nga 1 và cở sở sản xuất hoa kiểng Lâm Nga 2. Mỗi ngày, 2 cơ sở của chị có khoảng 15-20 lao động làm việc thường xuyên với mức lương khoảng 4,2 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm, 2 cơ sở của chị Nga cung ứng ra thị trường hơn 500.000 chậu hoa treo và kiểng lá các loại mang về doanh thu mỗi năm khoảng 5,3 tỷ đồng, sau khi trừ các khoản chi phí, chị còn lợi nhuận từ 1,6-2,5 tỷ đồng.

Theo Hội Nông dân huyện Chợ Lách, mô hình sản xuất hoa treo, kiểng lá của chị Nga là một trong những mô hình khởi nghiệp tiêu biểu của nông dân dân trên địa bàn huyện. Từ một nông dân có hoàn cảnh khó khăn, với sự cần cù, sáng tạo miệt mài, chị Nga đã vươn lên ổn định kinh tế và làm giàu bằng nghề truyền thống của quê hương.

Điều đáng quý ở người phụ nữ này là luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cho bất kỳ ai có nhu cầu tìm hiểu đầu tư trồng hoa treo, kiểng lá với thái độ rất chân tình, trách nhiệm. Trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện cũng sẽ phối hợp với chị Nga giới thiệu, nhân rộng mô hình trồng hoa treo, kiểng lá cho nông dân có hoàn cảnh khó khăn để phát triển kinh tế.

Theo: Huỳnh Xây/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập415
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại842,535
  • Tổng lượt truy cập93,220,199
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây