Học tập đạo đức HCM

Nữ trưởng thôn "gánh" nợ

Thứ năm - 23/01/2014 02:18
Bà Lê Thị Bê (xã Mỹ Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình), chủ một cửa hàng bán vật liệu xây dựng, hồ hởi: "Bây giờ mua bán cũng khá khó khăn. Thường thì cửa hàng ít khi bán nợ các loại xi măng, cát, sạn… nhưng đối với thôn Thống Nhất có chị Lan, trưởng thôn, đứng ra bảo lãnh nên chúng tôi cho mua chịu thoải mái vì thế nào cũng trả được nợ sớm và không lo mất vốn".

 

"Có lẽ, chị là một trong những nữ trưởng thôn trẻ của cả nước?”, tôi hỏi. Chị Nguyễn Thị Ngọc Lan cười duyên: "Cả nước thì chưa tường nhưng trong huyện, trong tỉnh thì điều đó là chắc chắn". Về thôn Thống Nhất (xã Mỹ Thủy) dù được thông tin trước, trưởng thôn ở đây là “chị” chứ không phải “ông” như những nơi khác nhưng mấy anh em chúng tôi cũng thoáng ngỡ ngàng trước một trưởng thôn đằm thắm duyên quê đến vậy.

Dáng người cao, thon thả, giọng nói nhẹ nhàng, chị Lan vui chuyện kể, sau khi học hết trung học, chị thi và đi học trường thương nghiệp rồi đi làm. Nhưng cái duyên phận ở quê cứ níu kéo chị trở về. Lấy chồng là bộ đội nên việc nhà gần như một tay chị quán xuyến. Làm nông cực khổ cũng dần quen nên chị cũng chẳng lấy làm tiếc những tháng ngày được coi là cán bộ Nhà nước. Ở nhà mấy năm, bà con tin tưởng bầu chị vào chức trưởng thôn khi mới qua tuổi ba mươi.

Thôn Thống Nhất có đặc thù là vùng SX gạch ngói từ thời bao cấp. Vì vậy, những người của thôn đều hưởng lương theo sản phẩm và không có lao động gì khác. Sau khi bao cấp xóa bỏ, thôn nghèo rớt mùng tơi. “Lúc đó, ruộng đất không có, vốn liếng cũng không, người làng chỉ biết đi làm thuê ở nơi khác để kiếm sống", chị Lan cho hay. Sau này, chị Lan vận động mọi người chịu khó phát triển chăn nuôi lợn, gà, bò và khai thác vật liệu xây dựng. Có được nguồn thu, người thôn Thống Nhất cũng vượt qua đận khó khăn, từng bước đi lên.


Đường mới ở Thống Nhất

Kể từ ngày chị Lan được "phong chức" trưởng thôn, tình hình an ninh trật tự được đẩy mạnh. Đám thanh niên có ham nhậu nhẹt, to tiếng, thấy chị đi qua cười cười là hiểu ý giải tán ngay. Hay đám đàn ông trung niên có việc cũng chỉ làm vài "quai" chứ không còn say sưa như hồi nào.

Có hôm, nhà chị Lan có khách, đó là mấy người ở dự án trồng rừng. Vào nhà hỏi chồng đi đâu, chị Lan đáp chắc đi quanh xóm, rồi nước nôi mời khách. Hết đến mấy bình nước mà khách cứ nhấp nhổm hỏi tới hỏi lui sao chồng chưa về. Gần trưa, thấy khách cũng chưa nói gì, chị Lan hỏi: "Mấy anh hỏi chồng tôi hay là hỏi trưởng thôn?".

“Chúng tôi hỏi gặp trưởng thôn". "Vậy trưởng thôn ngồi tiếp nước các anh từ hồi sáng đến giờ đây", chị Lan cười. Đến lúc đó, đoàn khách mới xin lỗi rối lên vì cứ tưởng trưởng thôn là “ông”, rồi mới bắt đầu bàn bạc công chuyện.

Khi triển khai xây dựng NTM, chị Lan lo lắm. Dân mình nghèo, cái gì cũng thiếu thì huy động vốn ở đâu để cải tạo cơ sở hạ tầng? Sau khi khảo sát các tuyến đường trong thôn đi về các xóm, chị Lan họp dân và đưa ra phương án thực hiện. Toàn bộ các tuyến đường đều do dân tự thi công.

Chị cho người đi học hỏi các nơi khác để học kinh nghiệm về thực hiện. Thiết kế, kỹ thuật cứ theo địa hình cụ thể mà làm. Làm đường giao thông nông thôn cũng không yêu cầu phải có trình độ kỹ thuật cao mà chỉ cần biết quản lý, giám sát tốt là ổn. Tiết kiệm được khâu thiết kế, tư vấn giám sát là được khoản tiền không nhỏ. Công cán thì do người dân tự làm, từ giải phóng mặt bằng cho đến khâu hoàn thiện cuối cùng. Căng nhất vẫn là tiền mua xi măng, cát sạn… Sức dân đóng góp cũng không thể một lúc mà có. Vì thế, chị Lan lên kế hoạch cụ thể cho từng xóm, người dân góp nộp được bao nhiêu, còn lại thiếu bao nhiêu thì lúc nào có được...

Thống nhất với dân xong, chị Lan tìm đến các đại lý trên địa bàn đặt vấn đề mua nợ có thời hạn các loại vật liệu. Thấy chị trình bày có trước có sau và hợp lý, thế nên đại lý, cửa hàng nào cũng đồng ý. Để không "ép” khó khăn cho bên chủ nợ, chị Lan tính cứ mỗi đường xóm nợ một cửa hàng khác nhau.

“Để khi trả chậm thì người ta cũng đỡ thiệt hại. Mặt khác sau này bà con trong xóm làm nhà cửa thì nên mua cho cửa hàng đó và họ vận chuyển vật liệu chạy trên đường bê tông cũng được miễn phí duy tu”, chị lý giải.

Ngay cách huy động góp sức, chung lòng xây dựng NTM ở Thống Nhất cũng khác. Trưởng thôn đi vận động từng nhà, gia đình khó khăn, neo đơn hay bị thương tật được miễn giảm; những gia đình khá hơn thì gánh phần nhiều. Vì vậy có hộ góp vài trăm ngàn đồng nhưng có hộ cũng góp trên vài triệu đồng. Ai cũng phấn khởi và đầy nhiệt tình.

Ngay cả ông Võ Sỹ Hùng bị thương tật, phải đi bằng chân giả, được xóm cho miễn đóng góp và miễn luôn cả ngày công nhưng Hùng không chịu: "Tiền thì được bao nhiêu tui góp bấy nhiêu. Ngày công thì tui không gánh, vác hay đẩy xe đất được thì cũng làm được việc đứng đầm đất”. Ngày làm đường xóm, ông Hùng ra sớm nhất, lo chuyện nước nôi cho bà con và lâu lâu lại cầm đầm để đầm đất nền cho chặt trước lúc bộ phận đổ bê tông thi công.


Người dân thôn Thống Nhất làm đường bê tông

Hôm chúng tôi về thôn Thống Nhất đúng lúc xóm giữa thi công đoạn cuối con đường. Bà con mỗi người một việc, vừa làm vừa ồn ả trong tiếng máy trộn bê tông phành phạch. Anh Nguyễn Hồng Vỹ vừa hỏi tôi thấy bà con làm có chất lượng không vừa kể: "Máy trộn này là của ông bạn làm chủ thầu xây dựng, tui mượn về mấy hôm để dùng. Không mất tiền thuê, chỉ tốn thêm mấy lít dầu nhưng công trình làm nhanh hơn, chất lượng hơn”.

Cả 7 tuyến đường của thôn Thống Nhất (mỗi tuyến dài gần 300 m) dần dần được bê tông hóa theo tiêu chuẩn đường NTM. Làm xong đường, ai cũng mừng vì từ nay thoát khỏi cảnh lầy lội, bụi mù. Tiền nợ cũng thư thả chứ không bị thúc ép. Nhà thì chăm thêm mấy tháng nữa cho con lợn, con bò lớn thêm để bán lấy tiền góp trả, người thì đi phụ thợ, làm công để dành. Nhà có điều kiện hơn chút thì động viên con cái làm ăn ở xa tiết kiệm chi tiêu gửi về giúp thêm… “Nhiều nhà có được khoản tiền đột xuất nào đó là đưa đến góp luôn chứ không đợi đến kỳ hẹn”, chị Lan bộc bạch trong niềm vui.

Tâm Phùng
Nguồn nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập203
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại874,461
  • Tổng lượt truy cập92,048,190
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây