Học tập đạo đức HCM

Nuôi tôm xuất khẩu sang thị trường khó tính

Thứ năm - 12/07/2018 06:26
Bình Định là tỉnh không có nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS). Do đó khi quy hoạch NTTS đến năm 2020, tỉnh đã kêu gọi đầu tư SX theo hướng ứng dụng công nghệ cao để gia tăng giá trị sản phẩm.
08-23-25_1
Nhà màng nuôi tôm thương phẩm của Cty Việt – Úc Bình Định

Theo xu thế này, Tập đoàn Việt – Úc đã vào Bình Định đầu tư xây dựng khu phức hợp SX tôm thương phẩm ứng dụng CNC nhằm cho ra sản phẩm đạt yêu cầu xuất khẩu vào thị trường khó tính như Úc, Nhật Bản, quyết tâm hiện thực hóa khát vọng “Nâng tầm tôm Việt”!

Khởi công xây dựng khu phức hợp SX tôm chất lượng cao tại xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ) tháng 10/2015, đến nay Cty Việt – Úc Bình Định đã đưa vào sử dụng 2 khu nhà màng nuôi tôm siêu thâm canh. Theo ông Chế Thanh Hưng, Giám đốc điều hành Cty Việt – Úc Bình Định, vật tư xây dựng nhà màng đều nhập từ nước ngoài. Mỗi nhà màng được xây trên diện tích 1ha, chi phí đầu tư 8 – 9 tỷ đồng. Nhà màng có 14 ao nuôi với diện tích 500m2/ao. Xung quanh còn được xây nhiều công trình phụ trợ khác, như ao lắng, ao thải, nhà máy xử lý khí, nhà máy phát điện, hồ xử lý nước, đừng nội bộ… chiếm 1ha đất.

Đầu năm 2018, Cty Việt – Úc Bình Định đã triển khai thả nuôi tôm thương phẩm trong 6 ao, mỗi ao thả từ 300 – 500 con giống. Hiện tôm nuôi đã cho thu hoạch 4 ao, đạt sản lượng đạt 2 tấn/ao/500m2, tương đương 40 tấn/ha, cao hơn năng suất tôm nuôi bình thường gấp 5 – 7 lần.

“Quy trình nuôi hoàn toàn dùng men vi sinh và chế phẩm sinh học để con tôm đạt chất lượng tốt nhất, có thể làm hài lòng các thị trường nhập khẩu tôm thương phẩm khó tính như Úc, Nhật Bản. Nuôi tôm trong môi trường nhà màng chúng tôi có thể kiểm soát được nhiệt độ, ánh sáng, độ mặn… và các thông số khác về kỹ thuật.

08-23-25_2
Nhà máy lọc khí trong khu nuôi

Ngoài ra, tập đoàn còn mạnh dạn đầu tư thiết bị cho tôm ăn tự động. Thiết bị này có cảm biến đặt dưới ao nuôi, nó “cảm nhận” được khi nào tôm dưới ao muốn ăn và lập tức phun thức ăn cho tôm. Nhờ đó, thức ăn cho tôm được tiết kiệm tối đa và không làm ô nhiễm nguồn nước”, ông Chế Thanh Hưng cho biết.

Theo ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, khi kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm CNC, Bình Định đưa ra các tiêu chí để nhà đầu tư áp dụng. Tiêu chí thứ nhất là công nghệ ứng dụng vào nuôi tôm phải là công nghệ Biofloc hoặc công nghệ tuần hoàn nước để không khai thác mạch nước ngầm, sử dụng nước thật tiết kiệm nhằm đảm bảo môi trường và hạn chế xả thải ra môi trường.

08-23-25_3
Máy phun thức ăn tự động cho tôm nuôi

Tiếp đến là 14 hạng mục đầu tư phải đạt mức 6 tỷ đồng/1 hạng mục và chất lượng tôm nuôi ít nhất phải đạt tiêu chí VietGAP hoặc những tiêu chí cao hơn.

“Giai đoạn đầu, tỉnh giao cho Cty Việt – Úc Bình Định 126ha tại xã Mỹ Thành. Cty đang tiếp tục xây dựng thêm nhiều hạng mục khác. Các hạng mục đã đầu tư xây dựng đều đáp ứng được các tiêu chí tỉnh đề ra trong nuôi tôm CNC. Bên cạnh đó Cty Việt – Úc Bình Định còn hợp tác chặt chẽ với nhà khoa học ở các viện, trường đại học nổi tiếng trong và ngoài nước”, ông Võ Đình Tâm nói.

Ông Chế Thanh Hưng, Giám đốc điều hành Cty Việt – Úc Bình Định cho biết thêm, từ nay đến hết năm 2018, Cty sẽ tiếp tục xây dựng hoàn thành 8 nhà màng nuôi tôm thương phẩm cùng quy mô nói trên. Theo kế hoạch, bước sang năm 2019, Việt – Úc Bình Định tiếp tục xây thêm 10 nhà màng nữa và xây nhà máy chế biến, nhà máy SX thức ăn thủy sản để hình thành khu nuôi tôm CNC khép kín theo chuỗi...

Nhà máy SX thức ăn cho tôm mà Cty xây dựng tại xã Mỹ Thành có công suất 100.000 tấn/năm, mức đầu tư khoảng từ 150 – 200 tỷ đồng. “Chúng tôi sẽ dùng bã mía nhân lên làm men vi sinh để thay thế cho bột cá, bởi nguyên liệu bột cá ngày càng hiếm. Thực tế nuôi tôm bằng thức ăn nói trên được áp dụng tại Bạc Liêu đã cho thấy hiệu quả tăng từ 30 – 35% so với thức ăn thông thường.

Khi đã xây dựng hoàn tất khu nhà màng nuôi tôm thương phẩm, chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp quan trắc môi trường online. Dưới các ao nuôi được gắn các đầu dò nối với máy điều hành. Đầu dò sẽ tự động báo nguồn nước nuôi thiếu thông số kỹ thuật gì thì chúng tôi điều chỉnh ngay”, ông Hưng cho hay.

 
Làm vệ sinh ao nuôi trước khi thả giống
Ngoài quy hoạch vùng nuôi tôm CNC với diện tích 406ha tại xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ) đã giao cho Cty Việt – Úc Bình Định 126ha, tỉnh Bình Định còn quy hoạch vùng nuôi tôm CNC tại 2 xã Cát Thành và Cát Hải (huyện Phù Cát) với diện tích 220ha. Tại vùng nuôi tôm ở xã Cát Hải đã có Cty Thành Ly (TP Quy Nhơn) đang triển khai dự án nuôi tôm thương phẩm ứng dụng CNC trên diện tích 48ha với tổng vốn đầu tư 284 tỷ đồng.

Theo: An Nhân/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập153
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại856,334
  • Tổng lượt truy cập93,233,998
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây