Học tập đạo đức HCM

Ông Lâm cộng đồng

Thứ năm - 08/11/2012 21:59
Sinh ra và lớn lên trên vùng bãi ngang Hải Khê (Hải Lăng - Quảng Trị) nhưng Lê Lâm lại không đi biển theo nghề cha truyền con nối. Với khát vọng làm giàu, ông tự mở xưởng mộc ngay trên mảnh đất quê hương. Cơ sở của ông cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động. Ông cũng là "mạnh thường quân" nổi tiếng ở Hải Lăng, được bà con quen gọi với cái tên thân mật: "Ông Lâm cộng đồng".

Ông Lâm hướng dẫn cho học trò cách xử lý gỗ làm mộc.

Là bệnh binh, không đủ sức khỏe để theo nghiệp đi biển, Lê Lâm quyết định chọn hướng đi khác. Tự mày mò tìm hiểu với đồng vốn ít ỏi, năm 1994, ông mở xưởng mộc với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương. Sau gần 20 năm khởi nghiệp, giờ đây, ông đã là chủ của một cơ sở mộc, cho lãi ròng 250 - 300 triệu đồng/năm.

Anh Trần Văn Hóa, một trong những tay thợ lành nghề nhất ở xưởng mộc của ông Lâm kể: "Học hết trung học cơ sở, tôi không có điều kiện tiếp tục đến trường, trong khi nghề đi biển lắm bất trắc, rủi ro. Thấy chú Lâm mở xưởng mộc ăn nên làm ra nên tôi xin vào đây học nghề. Nhờ sự chỉ bảo tận tình của chú Lâm, sau 2 năm, tôi có thể làm bất cứ mọi công đoạn để hoàn thành sản phẩm như cắt, cưa, bào gỗ... Hiện, thu nhập của tôi đạt gần 5 triệu đồng/ tháng nên có điều kiện lo cho mẹ già". Không chỉ anh Hóa, cơ sở mộc của ông Lâm còn giải quyết việc làm cho 10 lao động là con em cựu chiến binh ở địa phương.

Giờ đây, sản phẩm mộc của gia đình ông Lâm được người dân trong tỉnh và vùng lân cận biết tới nhờ có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Ông Lâm mơ ước sẽ tiếp tục mở rộng cơ sở sản xuất để có điều kiện giúp con em cựu chiến binh có nghề nghiệp ổn định.

Ngoài ra, ông còn được bà con làng xóm biết tới với những hoạt động từ thiện mà ông đã làm cho người dân vùng biển Hải Lăng. Có thu nhập từ nghề mộc, ông nghĩ mình phải làm gì đó để giúp bà con thoát nghèo. Việc làm đầu tiên của ông rất có ý nghĩa với xóm biển này là năm 1999, ông bỏ vốn để làm đoạn đường dài gần 1km kéo từ thôn Thâm Khê ra biển. Lúc đầu, mọi người bảo ông khùng nhưng khi thấy ý nghĩa của con đường ai cũng thầm cảm ơn ông.

Có đường rồi, ông Lâm tiếp tục lắp đặt hệ thống loa phóng thanh để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, việc hiếu hỉ trong làng đến những thông tin về thời tiết cho bà con đi biển. Ngày chúng tôi về, chiếc loa không còn, nhưng trong những ngày dân Hải Khê còn ít ti vi, radio và chưa có điện thoại, internet thì chiếc loa phóng thanh này có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Đặc biệt hơn, năm 2000, ông Lâm tiếp tục bỏ tiền ra mua dây và 15 bóng điện đặt tại 15 điểm thắp sáng cho các con đường trong làng. Ông Trần Đức Hiếu ở xã Hải Khê kể: "Dân làng này nhờ ông Lâm nhiều lắm. Ngày xưa con đường này tối lắm, lại có nhiều ngầm tràn nữa, rất nguy hiểm vào mùa mưa. Nhưng khi được ông Lâm mắc bóng điện, bà con rất vui, nhất là bọn trẻ con. Ngày mới có điện, đêm nào bọn trẻ cũng chạy nhảy vui đùa như hội...".

Từ hai bàn tay trắng, ông Lâm đã gây dựng cơ nghiệp ngay trên chính quê hương mình, có nhiều đóng góp cho thôn xóm. Nhờ đó, nhiều năm liền, ông luôn nhận được bằng khen, giấy khen của các cấp, ghi nhận thành tích của ông trong phát triển kinh tế cũng như hoạt động vì cộng đồng. Mong rằng, xưởng mộc của gia đình ông Lâm tiếp tục phát triển để giúp ích được nhiều hơn cho xã hội như lời ông Lâm bộc bạch :"Có quê hương, có xã hội mới có gia đình, nên tôi cần làm được nhiều việc có ích hơn nữa, không chỉ giúp cho bà con mà còn là tấm gương để răn dạy con cháu sau này...".

Gia Thi

 

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập176
  • Hôm nay33,921
  • Tháng hiện tại212,488
  • Tổng lượt truy cập90,275,881
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây