Học tập đạo đức HCM

Ông Nguyễn Công Soái, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội: Cán bộ quyết liệt, dân đồng lòng, NTM sẽ thành công

Thứ năm - 15/08/2013 04:19
Hà Nội được đánh giá dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM, nhân dịp sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26 về nông nghiệp - nông dân - nông thôn, Báo NNVN có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Soái (ảnh), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 02-Ctr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM từng bước nâng cao đời sống nông dân.

 

Dân làm chủ thể thực sự

Thưa ông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi kiểm tra tình hình xây dựng NTM của Hà Nội khẳng định, xây dựng NTM ở Hà Nội đạt kết quả nổi bật, dẫn đầu cả nước. Làm thế nào để Hà Nội đưa Nghị quyết 26 vào cuộc sống một cách “ngoạn mục” như vậy?

Nghị quyết 26 ra đời sau khi Hà Nội được mở rộng. Từ một Hà Nội chỉ có vài chục xã thành một Hà Nội có tới 401 xã. Vì vậy, trong thời gian này, Hà Nội tập trung vào tổ chức, sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng cơ chế chính sách chung. Sau đó, Thành ủy Hà Nội tập trung xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 26. Khi có Chương trình xây dựng NTM, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng Chương trình 02-Ctr/TU về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 - 2015.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố là hết sức quyết liệt bằng các nghị quyết, chương trình kế hoạch rất cụ thể. Từ đó các huyện, rồi đến các xã cũng có nghị quyết. Có huyện ra đời đến cả chục nghị quyết để cụ thể hóa, đưa Nghị quyết 26 vào cuộc sống.

Có thể khẳng định, chưa có một nghị quyết nào của Đảng được cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở lại ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch và quan tâm chỉ đạo sát sao như Nghị quyết 26 về nông nghiệp - nông dân - nông thôn.

Trong các cuộc họp giao ban quý, trong chỉ đạo, điều hành của mình, ông luôn khẳng định phải quan tâm đặc biệt đến công tác tuyên truyền, Hà Nội đã thực hiện công tác này như thế nào, hiệu quả ra sao, thưa ông?

Đúng là tôi luôn khẳng định phải quan tâm đặc biệt đến công tác tuyên truyền. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức, qua các báo đài của TƯ (trong đó có Báo NNVN - PV), địa phương; qua các cuộc họp, hội nghị… Làm thế nào để chủ đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân, xây dựng NTM luôn là vấn đề thời sự được bà con nông thôn bàn hàng ngày, từ đó nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Chúng tôi thấy trong chỉ đạo, điều hành của Thành ủy chung và của ông nói riêng, có nhiều điều hợp lý, cái gì cũng gần gũi với nhân dân, nhưng xin được hỏi là đời sống của người dân nông thôn được tăng lên như thế nào?

Nông nghiệp Hà Nội ngày một phát triển. Năm 2008, một ha cho thu nhập trung bình 80 triệu đồng, đến nay tăng lên trên 190 triệu đồng/ha. Mức thu nhập bình quân của người dân nông thôn của Hà Nội tăng từ 8,2 triệu đồng/người/năm lên 23,71 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 1,5%/năm.

Ở một số địa phương, để xây dựng NTM, người dân phải đóng góp nhiều, thậm chí là bị “ép” phải đóng góp, ở Hà Nội, người dân có phải đóng góp không?

Đến nay, Hà Nội có 220 hộ dân đóng góp 100 triệu đồng trở lên, 103 hộ dân đóng góp 150 triệu đồng trở lên, có những xóm như ở Đông Hội, huyện Đông Anh có tới 7 hộ có đóng góp trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, người dân đóng góp ngày công lao động thì ở đâu xây dựng NTM là ở đó có.

Vì sao vậy? Vì dân thấy làm NTM là vì dân, Nhà nước đầu tư hỗ trợ, toàn dân tham gia, những người có tiền thì ủng hộ tiền, người có sức thì ủng hộ bằng sức. Điều quan trọng là dân thấy được sự qua tâm của Đảng và Nhà nước đối với nông dân. Không như trước đây, dân cho rằng Nhà nước làm gì là việc của Nhà nước, dân không có trách nhiệm phải tham gia, bởi vì có được bàn thảo, được góp ý, quyết định gì đâu mà tham gia? Ở Hà Nội, không có nơi nào huy động dân đóng góp mà đóng góp của dân với công cuộc xây dựng NTM là hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện. Doanh nghiệp cũng tự nguyện đóng góp.

Cũng từ đây quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện rất tốt, họ được bàn bạc tất cả, được giám sát, qua hệ tình làng nghĩa xóm được xây dựng đằm thắm hơn, gắn bó hơn chứ không còn cảnh đèn nhà ai người ấy tỏ của nền kinh tế thị trường, người này góp sức xây dựng NTM, người kia không góp không được.

Kinh nghiệm của Hà Nội

Từ cách chỉ đạo điều hành của Thành ủy và của cá nhân ông, ông rút ra được kinh nghiệm gì mà các địa phương khác trong cả nước có thể tham khảo?

Thứ nhất, cán bộ phải quyết liệt, nhiệt tình vì bà con nông dân. Cũng với cán bộ ấy, không nhiệt tình, không vì bà con nông dân mà làm theo cách của mình thì không mang lại hiệu quả. Ví dụ, như xây dựng đường giao thông, nếu mà vì dân, dân tham gia vào thì tiết kiệm được đến 50% ngân sách. Quy hoạch xong, thực hiện đề án xây dựng NTM, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất thì hiệu quả rất lớn. Nhưng nếu lại tập trung xây dựng trường học, nhà văn hóa, trạm y tế thì không đạt hiệu quả cao. Cán bộ vì dân thì tiết kiệm được rất nhiều, không vì dân thì rất lãng phí. Có nơi xây dựng cơ sở hạ tầng rất nhanh, nhưng dân không được tham gia, nên họ cũng chả mừng. Trong quá trình chỉ đạo, thực tế còn có nơi này nơi kia, không vì dân, muốn làm theo ý mình để dễ tư lợi. Điều này làm tôi thấy buồn.

Thứ hai, dù tập trung đực ruộng đất, đã có những cánh đồng mẫu lớn nhưng việc áp dụng tiến bộ KHKT, cơ giới hóa trong sản xuất làm chưa đạt. Chúng tôi đã chỉ đạo rất nhiều nhưng vẫn còn vướng, như vay vốn ngân hàng, nhận thức của bà con. Cái này mà chưa làm được tốt thì chưa thể đẩy mạnh phát triển sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập cho bà con được.

Thứ ba, đến nay Hà Nội vẫn chưa làm được khu công nghệ cao nào. Cái này tôi rất trăn trở. Một thành phố lớn như Hà Nội, nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao lớn như vậy mà thành phố không có khu nông nghiệp công nghệ cao để bà con có thu nhập, người dân thành phố có sản phẩm chất lượng cao dùng thì làm sao không trăn trở được?

 

"Một số người nói nếu  chúng tôi có nhiều tiền như Hà Nội, chúng tôi sẽ làm được như Hà Nội đã làm hoặc tốt hơn thế. Nhưng tôi cho rằng không phải như thế, nếu không làm như cách Hà Nội đã làm là quy hoạch, đầu tư hạ tầng sản xuất, đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm và đời sống của nhân dân mà đầu tư UBND xã cho đẹp để cán bộ ngồi cho sang thì không thể có được kết quả như Hà Nội được, không bền vững được và sẽ rất khó để trở thành NTM", ông Nguyễn Công Soái.

 

Thứ tư, nhiều địa phương trong cả nước sẽ giật mình với con số 50.000 tỉ đồng thực hiện Nghị quyết 26 của Hà Nội. Nhưng đó là tính tất tần tật, đầu tư cho cả nội thành và ngoại thành như giao thông, đê, kè, trạm bơm, bệnh viện… Còn đầu tư cho nông nghiệp – nông dân - nông thôn thực hiện Nghị quyết 26 trong 5 năm qua thì khoảng 10.000 tỉ đồng.

Ông là người chỉ đạo quyết liệt, rất trăn trở, rất tâm huyết, kết qủa đạt được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Hà Nội như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định là rất đáng được ghi nhận, tâm trạng của ông lúc này thế nào?

Dù còn những tồn tại, thiếu sót nhưng những gì đạt được làm tôi rất mừng. Tôi cảm nhận được mỗi lần đi kiểm tra, đi chỉ đạo là nông thôn thay đổi hẳn, thay đổi từ trong làng ra ngoài đồng, mối quan hệ tình làng nghĩa xóm cũng đoàn kết, thương nhau, gắn bó hơn.

Cách đây hơn một năm, trả lời trên Báo NNVN, ông nói rằng, ông muốn làm hết sức để “trả nợ” nông dân, nông thôn, vậy ông đã trả được nợ được chưa?

Chưa trả nợ được! Mong muốn của tôi là cuộc sống của bà con nông thôn gần với thành thị hơn, khoảng cách giữa người dân nông thôn và thành phố ngắn lại, tạo sự công bằng giữa con người với con người.

Thực tế những thành quả trong việc thực hiện Nghị quyết 26 của Hà Nội đã cho thấy niềm tin của nhân dân, nông thôn tăng lên rất nhiều. Qua chỉ đạo, tôi thấy rất rõ điều đó. Bây giờ đi về vùng nông thôn nào của Hà Nội, nhất là những vùng xây dựng NTM, chủ đề được bà con bàn thảo nhiều nhất là NTM. Người dân thấy ở NTM quyền của họ, nghĩa vụ của họ, cuộc sống tương lai của họ, thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước rất rõ. Điều đó làm cho những người muốn “trả nợ” nông nghiệp, nông dân như tôi cảm thấy rất vui!

Xin cảm ơn ông!

 

 

"Yếu tố quyết định trong xây dựng NTM là sự chỉ đạo quyết liệt, quyết tâm của lãnh đạo cấp trên, sự nhiệt tình của lãnh đạo cấp dưới. Nếu không có sự quyết tâm, nhiệt tình của cán bộ thì không làm được. Khi đã quyết tâm làm thì phải làm bằng được thì thôi, không làm tràn lan. Những gì mà các huyện Sóc Sơn, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên... đã làm thể hiện rất rõ điều này", ông Nguyễn Công Soái.


Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập308
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại837,065
  • Tổng lượt truy cập92,010,794
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây