Học tập đạo đức HCM

Phát huy hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi

Thứ ba - 27/06/2017 23:24
Nhờ chính sách tín dụng ưu đãi, tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Điện Biên giảm mỗi năm từ 3 - 4%.
Tín dụng chính sách đã hỗ trợ kịp thời cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh được tiếp cận vốn và hỗ trợ sản xuất. Từ đó đời sống nhân dân được nâng lên, góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững mà tỉnh Điện Biên đã đề ra.

Xã Pom Lót, huyện Điện Biên hiện có hơn 600 hộ dân được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình nước sạch, chương trình sản xuất kinh doanh. Nhờ nguồn vốn tín dụng, các hộ dân phát triển chăn nuôi, trồng trọt, giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã từ 188 hộ nghèo năm 2015 đến nay chỉ còn 144 hộ.

Năm 2013, chị Nguyễn Thị Tâm, thôn 7a, xã Pom Lót được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hỗ trợ cho vay số tiền 20 triệu đồng. Chị Tâm đã mua 1 con bò giống để sinh sản. Đến nay, con bò giống đã sinh 2 lứa giúp chị bán lấy tiền. Từ số tiền bán bò giống, chị Tâm đào ao nuôi cá để nâng cao thu nhập cho gia đình. Nhờ vậy, chỉ sau 2 năm gia đình chị đã thoát nghèo và vươn lên phát triển kinh tế.

Thực tế, việc thực hiện vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội đã giúp nhiều bà con thoát nghèo. Tuy nhiên, nhu cầu của người dân ngày càng lớn trong khi mức vay tối đa hiện nay là 50 triệu đồng. Một số gia đình mong muốn sẽ được vay số tiền lớn hơn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Chị Nguyễn Thị Thúy, thôn 7a, xã Pom Lót chia sẻ, "nguồn vốn mà ngân hàng chính sách xã hội cho vay rất có ích cho nhân dân chúng tôi. Tuy nhiên, nếu ngân hàng có thể mở rộng cho vay đến đông đảo đối tượng người dân và cho vay số tiền lớn hơn thì bà con sẽ có vốn tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế hơn nữa."

Ông Lò Văn Hiêng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Pom Lót cho biết, từ đồng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội đã đồng hành giúp nông dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập. Mong muốn của người dân là số tiền vay tối đa lớn hơn để bà con có số vốn tương đối lớn có thể đầu tư phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận cao.

Gia đình anh Vì Văn Thưởng, thôn 14, bản Na Thìn, xã Pom Lót, huyện Điện Biên thoát nghèo nhờ vay vốn từ Ngân hàng CSXH tỉnh Điện Biên. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN

Hiện tại, số dư nợ vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên là 2.380 tỷ đồng. Doanh số cho vay năm 2016 là hơn 920 tỷ đồng, tăng 47,6% so với năm 2015. Trong đó, chương trình vay vốn hộ nghèo gần 490 tỷ đồng, chiếm 52,8%; chương trình hộ cận nghèo là 88 tỷ đồng, chiếm 9,6%; chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn là hơn 133 tỷ đồng, chiếm 14,5%…

Ông Đàm Xuân Triệu, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên cho biết, thông qua vốn tín dụng chính sách, toàn tỉnh Điện Biên đã có gần 8.000 lượt hộ nghèo đang được dư nợ. Hàng năm tạo thêm việc làm cho khoảng 25.000 lao động; hàng trăm học sinh sinh viên được theo học tại các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp và dạy nghề; cải tạo cho gần 4.000 công trình nước sạch nông thôn. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đầu tư tín dụng cho vay theo các chính sách về cho vay hộ nghèo và hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo.

Cũng theo lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên, để phát huy hơn nữa hiệu quả vốn vay tín dụng chính sách, trong thời gian tới, Ngân hàng sẽ tăng cường phối hợp với các hội ủy thác để chuyển tải nguồn lực tài chính đến đồng bào vùng sâu vùng xa. Đồng thời, tăng cường kiểm tra toàn diện, quản lý vốn vay để người dân sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, thường xuyên củng cố chất lượng giao dịch tại xã để tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể nhân dân trên địa bàn.

Hiện tại, tỉnh Điện Biên đang có 130 điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội tại 130 xã, phường, thị trấn. Đây thực sự là một trong những cầu nối thuận tiện giúp bà con tiếp cận vốn vay, xóa đói giảm nghèo.

Xuân Tư (TTXVN)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập213
  • Máy chủ tìm kiếm29
  • Khách viếng thăm184
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại243,453
  • Tổng lượt truy cập85,150,489
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây