Học tập đạo đức HCM

Phát huy hiệu quả kinh tế vườn đồi

Thứ tư - 10/08/2016 04:12
Phong trào cải tạo vườn tạp và phát triển kinh tế vườn đồi trên địa bàn huyện Thanh Chương (Nghệ An) phát triển rất mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

 


Vườn đồi ở đập Cầu Cau được trồng chè phát huy hiệu quả kinh tế bền vững. Nơi đây còn được đưa vào khai thác du lịch.
Vườn đồi ở đập Cầu Cau (Thanh An- Thanh Chương) được trồng chè, phát huy hiệu quả kinh tế bền vững. Nơi đây còn được đưa vào khai thác du lịch.

Anh Võ Văn Lành ở xóm 10, xã Thanh Nho (Thanh Chương) tiến hành cải tạo 1 ha vườn tạp tiến hành trồng 200 gốc cam V2. Nhờ chăm sóc tốt, vườn cam gia đình anh phát triển tốt, đem lại giá trị kinh tế cao. Anh Lành cho rằng: "Cam là loại cây dễ trồng, nếu chăm sóc phòng trừ sâu bệnh tốt mỗi năm 1 ha có thể cho thu nhập 250 triệu đồng". 

Còn ông Đinh Quang Chương, sau khi nghỉ hưu, ông cùng vợ là Nguyễn Thị Diên về quê ở Thôn Trung, xã Thanh Lĩnh mua 5 sào đất đồi để làm nhà và làm vườn. Ông bắt đầu làm vườn từ việc trồng tiêu, bưởi, hồng và một số loại cây ăn quả khác phù hợp trên đất đồi. Được sự hỗ trợ kỹ thuật ông đã từng bước lai ghép thành công giống hồng Thạch Thất có ưu điểm là to quả với giống hồng địa phương có vị ngọt thơm và sức sống tốt thành một giống hồng mới. Với chất lượng thơm ngon, không hạt những quả hồng từ vườn nhà ông đã được thị trường ưa chuộng. Từ đó ông đã nhân mỗi năm bán ra hàng ngàn cây giống, đưa lại cho gia đình ông hàng chục triệu đồng.

Mô hình hồng không hạt của vợ chồng Nguyễn Thị Diên (xã Thanh Lĩnh) được nhiều người mua giống.
Mô hình hồng không hạt của vợ chồng Nguyễn Thị Diên (xã Thanh Lĩnh) được nhiều người mua giống.

Là huyện miền núi có nhiều lợi thế về đất đai vườn đồi, nhân dân Thanh Chương đẩy mạnh các mô hình chăn nuôi, sản xuất hiệu quả. Theo thống kê của Hội làm vườn, toàn huyện đã có khoảng 20.000 hộ tiến hành cải tạo vườn tạp, mở rộng đất trống, đồi núi trọc làm kinh tế.

Trong số các loại cây ăn quả nổi tiếng nhất là cây cam V2, cam bù, cam Sen Cát Ngạn, cam Hương Sơn được trồng tại các Tổng đội TNXP và các xã liền kề trong vùng với tổng số khoảng 400 ha và nhiều hộ trồng hồng, thanh long, mít… rải rác ở tất cả các xã. 

Mít là một trong những cây trồng lợi thế ở vườn đồi Thanh Chương. Hiện nhiều gia đình đưa giống mới vào trồng theo hướng hàng hóa.
Mít là một trong những cây trồng lợi thế ở vườn đồi Thanh Chương. Hiện nhiều gia đình đưa giống mới vào trồng theo hướng hàng hóa.

Cùng đó, cây trám đen với lợi thế dễ trồng, ít sâu bệnh và hiệu quả kinh tế rất cao. Nét đáng chú ý là huyện đã xây dựng thành công dự án, hàng năm tự ghép và nhân giống được 2.000 - 3.000 cây giống tốt để phục vụ nhân dân.

Nhiều mô hình vườn đồi VAC tổng hợp đã cho tổng doanh thu trên dưới 1 tỷ đồng/năm. Trong tổng số 355 trang trại, có 33 trang trại đạt theo Thông tư 27/BNN của Bộ NN&PTNT. Bình quân tổng giá trị sản lượng hàng hóa hàng năm/lao động là 138,9 triệu đồng/ trang trại; bình quân giá trị sản lượng hàng năm là 392,4 triệu đồng/trang trại. 

Trồng thanh long hàng hóa là hướng đi mới của nhiều gia đình ở Thanh Chương.
Trồng thanh long hàng hóa là hướng đi mới của nhiều gia đình ở Thanh Chương.

Theo tính toán sơ bộ, kinh tế vườn đồi đóng góp hơn 50% nguồn thu nội ngành nông nghiệp Thanh Chương. Để phát huy giá trị kinh tế vườn đồi, chính quyền huyện chỉ đạo các ngành tăng cường phổ biến kiến thức KHTK cho nông dân; tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ thực vật, cung cấp giống, thức ăn đạt chuẩn và chú trọng liên kết tạo đầu ra cho sản phẩm vườn đồi.

Theo Trần Đình Hà/baonghean.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập302
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm299
  • Hôm nay54,889
  • Tháng hiện tại830,167
  • Tổng lượt truy cập92,003,896
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây