Học tập đạo đức HCM

Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp: Gỡ khó ngay từ khâu làm chính sách

Thứ hai - 02/10/2017 00:05
Muốn phát triển nông nghiệp phải tạo được liên kết chuỗi, muốn cạnh tranh thì cần thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Đối với cả hai yêu cầu trên, DN được xem là nòng cốt, trung tâm của sự phát triển. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, hoạt động của các DN trong lĩnh vực nông nghiệp còn không ít rào cản.
Khó khăn bủa vây 
Tháng 8/2016, Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) bắt tay vào sản xuất rau hữu cơ diện tích khoảng 1.200m2. Việc sản xuất khá thuận lợi nhờ nhu cầu cao của thị trường đối với sản phẩm rau an toàn. Để tăng giá trị kinh tế, Công ty xây dựng mô hình trồng rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao. Trong giai đoạn đầu tiên đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng hệ thống nhà màng, nhà lưới. Tuy nhiên, đang triển khai thì… thiếu vốn. Giám đốc Hoàng Văn Hiền cho biết, Công ty đã đề nghị một số ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay phát triển sản xuất. Tuy nhiên, họ đều yêu cầu phải có sổ đỏ để thế chấp mới đồng ý cho vay. Điều này vượt quá khả năng đáp ứng của DN. Hệ lụy là đến nay, hơn 1 tỷ đồng mà DN đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đang nằm “đắp chiếu”.
Không chỉ có DN vừa và nhỏ, ngay cả những DN lớn, đã hoạt động tương đối ổn định trong nhiều năm cũng gặp phải những khó khăn nhất định. TS Dương Văn Chín - Tập đoàn Lộc Trời (tỉnh An Giang), một đơn vị “có tiếng” trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo thẳng thắn cho rằng, một số DN muốn sản xuất quy mô lớn, nhưng tiếp cận quỹ đất không dễ. Việc chuyển nhượng, thuê mướn đất để phát triển ngành hàng nông nghiệp ở nông thôn còn nhiều phức tạp... 
Ngoài khó khăn về nguồn vốn, chính sách đất đai, thuế - phí…, Phó Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam Nguyễn Trí Ngọc thông tin thêm, để hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư cho một dự án nông nghiệp, DN phải trải qua khoảng... 40 thủ tục hành chính! Điều này dễ làm “nản lòng” các nhà đầu tư vào lĩnh vực vốn đã tiềm ẩn nhiều rủi ro này. Hệ quả của những khó khăn trên không chỉ khiến tốc độ phát triển của các DN nông nghiệp khá chậm chạp, mà kéo theo đó là nguồn lực ngoài ngân sách huy động được cho đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp những năm qua chỉ chiếm khoảng 5,5% tổng nguồn vốn đầu tư hàng năm. 
Tạo môi trường đầu tư thuận lợi
Nhằm khuyến khích các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, kể từ khi có hiệu lực đến nay đã hơn 3 năm, kết quả thực tiễn chưa đạt kỳ vọng.
Để thúc đẩy sự phát triển của các DN nông nghiệp, TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, cần xây dựng chính sách nhằm giảm cơ chế xin - cho. Trong bối cảnh thị trường hiện nay, việc thay đổi căn bản các chính sách về thuế - đất đai, thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh là hết sức quan trọng. Cùng chung quan điểm trên, Tổng Giám đốc Tập đoàn Nông nghiệp - Thực phẩm (PAN Group) Nguyễn Khắc Hải đề xuất: Chính phủ cần tập trung vào các chính sách ưu đãi không sử dụng vốn, nhất là về thuế, bởi điều này có thể khuyến khích các DN tập trung vào các dự án có hiệu quả, thúc đẩy DN liên kết, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho sự phát triển…
Theo ý kiến nhiều chuyên gia, nhà quản lý, đối với việc hỗ trợ các DN nông nghiệp, không nên phân biệt DN, các thành phần kinh tế khác nhau. Thay vào đó, cần có ưu đãi, ưu tiên đối với các DN đầu tư tại những vùng đặc biệt khó khăn so với những địa bàn ít khó khăn hơn. Liên quan tới các cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển các DN nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc hoàn thiện thể chế chính sách đóng vai trò cốt lõi. Đồng thời thông tin, hiện nay, Bộ đang tích cực phối hợp cùng các cơ quan liên quan hoàn thiện văn bản sửa đổi Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, với quan điểm là tạo cơ chế chính sách để DN có môi trường đầu tư thuận lợi. Cùng với đó là hạn chế tối đa hỗ trợ, đầu tư trực tiếp của Nhà nước đối với các DN.
Theo Tổng hội NN&PTNT Việt Nam, cả nước hiện có gần 4.500 DN hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, chiếm khoảng 1% tổng số DN. Đáng chú ý, tốc độ giải thể của các DN lên tới 11%. Quy mô của các DN vẫn chủ yếu ở mức vừa và nhỏ, với tổng vốn trung bình dưới 5 tỷ đồng/DN. Thậm chí, có đến 50% DN nông nghiệp có quy mô siêu nhỏ (tức chỉ có dưới 10 lao động/DN)…

Theo: Trọng Tùng/kinhtedothi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập196
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại273,515
  • Tổng lượt truy cập92,651,179
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây