Học tập đạo đức HCM

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: OCOP là giải pháp quan trọng cho tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Chủ nhật - 15/07/2018 04:07
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, OCOP là giải pháp quan trọng cho tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới, động lực cho phát triển bền vững của đất nước.

OCOP không phải là phong trào mà là một chương trình kinh tế

Ngày 14/7, tại Bắc Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, việc Chính phủ phê duyệt Chương trình OCOP được đúc kết từ thành công và kinh nghiệm của cả quốc tế cũng như trong nước, được đánh giá là một giải pháp rất cụ thể, hiệu quả, giúp thúc đẩy phát triển nhóm sản phẩm cấp xã, huyện.

Trọng tâm của Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020 là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện, góp phần tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị; đồng thời, hạn chế và giảm dân số nông thôn di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường và gìn giữ ổn định xã hội khu vực nông thôn, nhằm thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Toàn cảnh Hội nghị (Ảnh: Quang Hưng)
Toàn cảnh Hội nghị (Ảnh: Quang Hưng)

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, một điểm quan trọng trong Chương trình OCOP, đó là phát triển nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông nghiệp, là một lợi thế rất lớn của các địa phương, nơi có sự đa dạng đặc biệt lớn về địa lý, bản sắc văn hóa dân tộc, các sản vật vùng miền. Phát triển du lịch nông nghiệp cũng là giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển các nhóm sản phẩm khác tham gia OCOP.

Đến nay đã có 60/63 tỉnh, thành phố triển khai xây dựng đề cương Đề án Chương trình OCOP; trong đó có 30 tỉnh lập xong Đề án. Đặc biệt, có 6 tỉnh đã phê duyệt Đề án và ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP, riêng Quảng Ninh phê duyệt giai đoạn 2 (2017-2020).

Chia sẻ kinh nghiệm tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu cho rằng, đây không phải là phong trào mà là một chương trình kinh tế, sản xuất các sản phẩm cụ thể, để quảng bá thương hiệu của nhiều sản phẩm có chất lượng tốt nhưng ít người biết tới.

Ngoài ra, việc Chính phủ chỉ đạo phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ, hợp tác xã kiểu mới sẽ hỗ trợ rất tốt cho Chương trình OCOP để triển khai sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường.

Để triển khai Chương trình OCOP thành công, ông Đặng Huy Hậu cho rằng, phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ hỗ trợ chuyên nghiệp, thực hiện bảo hộ sỡ hữu trí tuệ đối với các sản phẩm OCOP và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hơn nữa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, đến nay, Quảng Ninh đã có 294 sản phẩm với sự tham gia của gần 180 tổ chức sản xuất; có 7 sản phẩm đạt hạng 5 sao. Các sản phẩm đạt 5 sao đều phải tuân thủ các nguyên tắc chấm sao rất ngặt nghèo.

Mục tiêu của Quảng Ninh là đưa Chương trình OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh để phát triển sản xuất tập trung quy mô lớn trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá nông nghiệp và phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn và đô thị góp phần cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại. Xây dựng và quản lý nhãn hiệu OCOP thành thương hiệu mạnh của tỉnh Quảng Ninh trên phạm vi cả nước và dần từng bước trên thị trường quốc tế.

“Gắn sao đánh giá chất lượng sản phẩm phải là gắn sao trong lòng dân”

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao kết quả của tỉnh Quảng Ninh đã giúp Chính phủ nhanh chóng chỉ đạo, xây dựng Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, OCOP là giải pháp quan trọng cho tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới, động lực cho phát triển bền vững của đất nước.

Trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 3,93%, xuất khẩu nông sản 9,4 tỷ USD tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái và đang hướng tới yêu cầu giá trị xuất khẩu nông sản 40 tỷ USD của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tin tưởng, OCOP sẽ tác động mạnh mẽ tới thương hiệu, chất lượng hàng hoá, dịch vụ nông nghiệp Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo Hội nghị (Ảnh: Quang Hưng)
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo Hội nghị (Ảnh: Quang Hưng)

Phó Thủ tướng mong muốn, OCOP là sản phẩm của địa phương nhưng phải được gia tăng giá trị lên tầm quốc gia, toàn cầu. Phó Thủ tướng cũng lưu ý, chính quyền, nhà nước không thể áp đặt ý chí chủ quan, mệnh lệnh hành chính trong sản xuất các sản phẩm OCOP mà chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ về chính sách. Chủ thể thực hiện OCOP là hộ gia đình, hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đó phát huy được tính sáng tạo của mỗi cộng đồng dân cư, mỗi người dân trong môi trường kinh tế thị trường.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, “Gắn sao đánh giá chất lượng sản phẩm phải là gắn sao trong lòng dân”. Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57 về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Nghị định số 58 về bảo hiểm nông nghiệp và đang sửa Nghị định số 55 về tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo ra nền tảng vững chắc để hỗ trợ thực hiện OCOP nói riêng và xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói chung.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm địa phương (Ảnh: Quang Hưng)
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm địa phương (Ảnh: Quang Hưng)

Tương tự như chương trình xây dựng nông thôn mới, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, OCOP là một quá trình thực hiện, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Sau năm 2020, Chính phủ sẽ tổng kết việc thực hiện để tiếp tục triển khai lâu dài.

Để triển khai hiệu quả OCOP, Phó Thủ tướng đề nghị các cơ quan báo chí tập trung truyền thông về chương trình; các Bộ, ngành liên quan khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình OCOP, kêu gọi các tổ chức tài chính, tín dụng sớm có chương trình tín dụng hỗ trợ trực tiếp cho chương trình này.

Nhân dịp này, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương và các tổ chức IFAD, VietCraft đã ký kết Chương trình hợp tác thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020 (Ảnh: Quang Hưng)
Nhân dịp này, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương và các tổ chức IFAD, VietCraft đã ký kết Chương trình hợp tác thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020 (Ảnh: Quang Hưng)
Kỳ Thành
baodautu.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập205
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm192
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại877,363
  • Tổng lượt truy cập92,051,092
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây