Học tập đạo đức HCM

Phó Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn gia cầm nhập lậu

Chủ nhật - 09/12/2012 07:17
(VOV) -Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, chúng ta quyết liệt chống gia cầm lậu cũng chính vì an toàn cho người dân Việt Nam.

Sau buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về thực trạng và các giải pháp ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm qua biên giới

PV: Thưa Phó Thủ tướng, qua 2 ngày làm việc về việc ngăn chặn, nhập lậu, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm qua biên giới tại Quảng Ninh, Phó Thủ tướng có đánh giá như thế nào về thực trạng công tác này?

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Quảng Ninh đã triển khai quyết liệt Chỉ thị hồi tháng 7 về tăng cường quản lý nhập khẩu, vận chuyển và tiêu thụ gia cầm nhập lậu.

Qua khảo sát, từ tháng 8 đến nay, tỉnh đã triển khai các giải pháp quyết liệt do ngành công an, quản lý thị trường phụ trách. Lực lượng dân phòng cũng tham gia rất tích cực.

Theo đánh giá, so với trước lượng gia cầm đưa về qua tỉnh Quảng Ninh đã giảm 90%.

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kiểm tra công tác đấu tranh ngăn chặn gia cầm nhập lậu ở Móng Cái

Vừa qua tỉnh đã huy động lực lượng rất nhiều lực lượng tham gia chống buôn lậu. Nhưng nếu lực lượng nhiều, duy trì liên tục hàng năm thì sẽ không đủ sức. Đó là thực tế.

Vấn đề còn lại là làm thế nào để tìm ra những giải pháp mới và những khâu có ý nghĩa then chốt, có tác động mạnh, nhưng vẫn có kết quả cao mà không phải duy trì những tháng cao điểm như vừa qua. Đồng thời đổi mới có tổ chức chống nhập lậu, không vận chuyển tiêu thụ gia cầm không được phép nhập khẩu.

PV: Vậy Phó Thủ tướng đã có chỉ đạo như thế nào đối với tỉnh Quảng Ninh nói riêng và với các ban, ngành chức năng trong việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm qua biên giới?

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Gà nhập lậu bị cấm cũng là thực phẩm. Khi nó lọt vào Việt Nam sẽ gây tác hại trực tiếp cho người tiêu dùng, đồng thời phá hoại đàn gà trong nước và có nguy cơ mang thêm cả dịch bệnh.

Cho nên việc ngăn chặn, tiến tới khắc phục tình trạng nhập gà không được phép này, không chỉ có ý nghĩa hàng lậu mà chính là an toàn cuộc sống của người dân.

Nhìn lại chúng ta đã có những quy định về từng lĩnh vực riêng, quy định xử phạt về nhập khẩu động vật và các sản phẩm động vật, có quy định về chống buôn lậu, có quy định về an toàn thực phẩm, có quy định về hàng hóa nông nghiệp.

Qua đợt khảo sát này chúng ta có thể thấy rằng, nhóm các giải pháp đã được quy định ở nhiều luật và nghị định của Chính phủ. Các cơ quan quản lý thường nắm lĩnh vực mình, không vận dụng một cách linh hoạt. Cho nên nhiều lúc tạo nên hạn chế trong việc thực hiện chế tài.

Ví dụ việc vận chuyển gà là công khai. Chẳng hạn trên Quốc lộ 18, Quốc lộ 10, đường 4C. Nếu chúng ta bắt giữ được phương tiện, dừng được phương tiện, tạm giữ phương tiện, hoặc tịch thu phương tiện, theo luật pháp sẽ có tác động rất mạnh, sẽ làm giảm hẳn khả năng tiếp tục nhập và vận chuyển gà.

Vừa qua, chúng ta hầu như không có xử lý phương tiện, bởi vì cũng có quan niệm cho rằng ở quy mô lớn, giá trị trên 100 triệu đồng mới được giữ phương tiện.

Qua thảo luận và rà soát lại các luật liên quan đến cả 3 lĩnh vực Thú y, Thực phẩm và Nông nghiệp thì thấy có nhiều văn bản vẫn áp dụng được, dừng được xe và có thể tạm giữ được xe, thu được xe.

Qua khảo sát làm rõ nội dung này thì sắp tới Chính phủ sẽ hướng dẫn kỹ hơn. Đây là việc phải làm khẩn trương.

Bên cạnh đó, việc chúng ta phải bố trí điểm kiểm soát cố định và tổ chức thêm những trạm lưu động ở những vị trí buộc người buôn lậu đi qua.

Theo văn bản, lực lượng tham gia chống buôn lậu thuộc ngành quản lý thị trường. Nhưng thực tế, lực lượng biên phòng, công an cũng tham gia. Lâu nay bắt buôn lậu chúng ta có thể bán đấu giá, sung công quỹ, lấy tiền đó bồi dưỡng cho anh em làm nhiệm vụ. Nhưng riêng gà thì không bán được bởi gà nhập lậu có nguy cơ mầm bệnh thì chỉ tiêu hủy thôi.

Qua khảo sát, tôi cũng thấy rằng, Quỹ cho phòng chống buôn lậu có thể chi cho các hoạt động phục vụ chống buôn lậu, dù lực lượng đó không phải là quản lý thị trường. Chúng ta phải có cơ chế khuyến khích những người làm tốt bằng cả việc khen thưởng, động viên bằng tiền cho cán bộ anh em.

Quảng Ninh cũng đã đề nghị xin được chủ động làm thí điểm, chi từ quỹ hỗ trợ chống buôn lậu cho các lực lượng không phải quản lý thị trường tham gia.

Vấn đề nữa là chúng tôi cũng đã giao cho Bộ Công thương hoàn chỉnh văn bản quy chế phối hợp lực lượng liên ngành để xử lý việc buôn lậu gia cầm.

Chúng ta phải làm cho người dân thấy được trách nhiệm, của những người ở biên giới, tới những người làm công tác quản lý Nhà nước về tác hại của việc để cho gia cầm không được phép nhập vào Việt Nam.

Phải làm quyết liệt vì sức khỏe và an toàn cho người dân cả nước. Cuối cùng, phải tăng lượng cung gà trong nước để nhân dân có được lượng gà tiêu thụ tốt./.

PV: Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!./.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập133
  • Hôm nay21,483
  • Tháng hiện tại181,313
  • Tổng lượt truy cập92,558,977
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây