Học tập đạo đức HCM

Phụ nữ thời nông thôn mới

Chủ nhật - 05/02/2017 09:26
Khi xây dựng nông thôn mới (NTM) sẽ nhiều gia đình nông dân no ấm, tiến bộ, cuộc sống của bà con thêm sung túc. Trong thời NTM hiện nay, người phụ nữ đã khẳng định vai trò của mình, tích cực góp công, góp của xây dựng quê hương.
Phụ nữ đóng góp hàng nghìn ngày công tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới.

Đổi mới về tư tưởng

Vượt qua định kiến "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm", phụ nữ ngày nay không chỉ khéo vun vén trong gia đình, chu toàn mọi việc, các chị còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Chị Phạm Thị Mừng, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Dũng Nhuệ, xã Duy Nhất (Vũ Thư) cho biết: Là phụ nữ sinh ra ở nông thôn, qua lời kể của bà và mẹ, tôi biết phụ nữ thời xưa chỉ là người vợ sinh con, đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, quét dọn nhà cửa... nam giới là người quyết định những việc lớn trong gia đình. Nhưng thời nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của chính quyền, của hội phụ nữ các cấp, người phụ nữ có nhiều cơ hội, điều kiện tham gia vào các hoạt động đời sống xã hội để tự khẳng định vai trò và vị thế của mình. Theo chị Mừng, muốn nâng cao vị thế của mình thì bản thân người phụ nữ phải cố gắng phấn đấu, tích cực học tập để nâng cao kiến thức về mọi mặt, có sức khỏe; phải năng động, sáng tạo, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa cây trồng, con vật nuôi, ngành nghề cho thu nhập cao vào sản xuất, kinh doanh.

Nghị quyết đại hội phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 xác định thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch" là nội dung quan trọng, xuyên suốt của cả nhiệm kỳ nhằm góp phần xây dựng NTM. Để cụ thể hóa các tiêu chí "5 không, 3 sạch" (không đói nghèo; không vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội; không có bạo lực gia đình; không sinh con thứ ba trở lên; không có trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học; sạch nhà; sạch bếp; sạch ngõ), các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) đã gắn cuộc vận động này với phong trào thi đua "Dân vận khéo" tạo sức lan tỏa trong cộng đồng. Chị Nguyễn Thị Doan ở thôn Tân Bình, xã Hợp Tiến (Đông Hưng) chia sẻ: Trước đây, tôi và các chị em trong thôn cũng đã có ý thức chăm sóc gia đình, giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe gia đình và môi trường sống xung quanh. Khi được vận động tham gia xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch", chị em trong thôn hưởng ứng ngay. Tôi nghĩ ngoài làm sạch cho nhà mình thì chị em cùng nhau làm sạch ngõ, đường sá, môi trường xung quanh. Nếu nhà nào cũng tham gia mô hình này thì cả khu vực nông thôn chắc sẽ sạch đẹp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Góp sức xây dựng quê hương

Với mong muốn khẳng định vai trò, vị thế của mình trong gia đình và xã hội nên chị Phạm Thị Mừng không chỉ xây dựng gia đình có nếp sống văn hóa mà còn làm kinh tế giỏi. Chị đã bàn bạc với chồng mở rộng diện tích gia trại chăn nuôi lợn kết hợp với việc mua máy nghiền thức ăn gia súc, cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các gia trại, trang trại trong và ngoài xã. Chị còn mở đại lý thu mua hoa hòe nâng cao thu nhập, sau khi trừ chi phí, mỗi tháng gia đình chị thu về hơn 30 triệu đồng. Chị Mừng là một trong rất nhiều phụ nữ đại diện cho ý chí làm giàu của chị em, đã bám sát chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM để hình thành các hình thức tổ chức sản xuất. Không chỉ tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh; mở rộng quy mô, tạo việc làm cho nhiều lao động; xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, chị em còn góp của, góp công, hiến kế, hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Cùng với đó, các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh còn tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường; giúp đỡ, cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; tham gia các mô hình tiết kiệm, từ thiện, nhân đạo giúp người có hoàn cảnh khó khăn. Bằng nhiều hoạt động thiết thực góp sức xây dựng quê hương giàu, đẹp, 100% cơ sở hội phụ nữ có các mô hình thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. 5 năm qua, cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh đã góp phần không nhỏ cùng các tầng lớp nhân dân đóng góp hơn 5.733 tỷ đồng, hiến gần 2.000ha đất, hàng trăm nghìn ngày công xây dựng cơ sở hạ tầng NTM. Không chỉ vậy, 304.598 chị em tham gia gửi tiết kiệm với tổng số tiền 136,45 tỷ đồng cho 37.536 phụ nữ nghèo vay phát triển kinh tế. Các cấp hội đã vận động, quyên góp tặng 400 con bò sinh sản, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 155 nhà tình thương, mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo; giúp đỡ 10.848 gia đình do phụ nữ làm chủ hộ đã thoát nghèo; hàng năm có hơn 80% gia đình hội viên phụ nữ đạt danh hiệu gia đình văn hóa... Chị Lê Thị Chung, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Nội Thôn, xã Minh Hưng (Kiến Xương) cho biết: Tôi cảm ơn các cấp hội LHPN và các tầng lớp chị em đã quyên góp tiền, giúp đỡ ngày công để xây dựng mái ấm tình thương, giúp gia đình tôi có nơi ăn chốn ở ổn định, vượt qua khó khăn, chiến thắng bệnh tật, lao động sản xuất để nuôi con ăn học.

Phụ nữ nông thôn vừa là chủ thể góp phần quan trọng vào thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, vừa là người trực tiếp thụ hưởng những thành quả tốt đẹp do NTM mang lại. Do đó, trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, hội LHPN các cấp tiếp tục khẳng định tham gia xây dựng NTM là nội dung lớn, quy tụ sức mạnh của chị em xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 

Ông Hà Văn Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Hợp Tiến, huyện Đông Hưng

Thời gian qua, cùng với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, MTTQ, đoàn thể, Hội LHPN xã rất tích cực trong công tác vận động chị em tham gia xây dựng nông thôn mới gắn với phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch". Nhờ vậy, công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương được triển khai thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

 

Chị Nguyễn Thị Vân Khánh, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Thái Thụy

Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, bên cạnh việc thực hiện cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", năm 2016, cán bộ, hội viên, phụ nữ trong huyện đã quyên góp, ủng hộ 60 triệu đồng để xây dựng 2 nhà tình thương cho hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 2.624 gia đình cán bộ, hội viên hiến 8.451m2đất, chị em đã đóng góp 5.313 ngày công lao động, cùng gia đình đóng góp 9,42 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu chí nông thôn mới.

 

Phương Anh/baothaibinh.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Hôm nay44,383
  • Tháng hiện tại952,473
  • Tổng lượt truy cập92,126,202
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây